• Loading...
 

Câu hỏi:

  •         Tôi là Vàng Súa Lử (xã Lao Chải – huyện Mù Cang Chải) muốn hỏi chi cục Kiểm lâm “Chủ rừng có trách nhiệm phải thực hiện Phòng cháy, chữa cháy rừng hay không” Trả lời Câu hỏi của Ông Vàng Súa Lử, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bao gồm: “1. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật; 2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; 3. Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định. 4. Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước; 5. Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; 6. Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; 7. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng”. Đặng Thị Thanh Mai – Phòng Quản lý và Phát triển rừng

  • Câu trả lời:
       

     Tôi là Vàng Súa Lử (xã Lao Chải – huyện Mù Cang Chải) muốn hỏi chi cục Kiểm lâm “Chủ rừng có trách nhiệm phải thực hiện Phòng cháy, chữa cháy rừng hay không”

    Trả lời

    Câu hỏi của Ông Vàng Súa Lử, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau:

                Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bao gồm:

              “1. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

              2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

              3. Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.

              4. Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

              5. Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;

              6. Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

              7. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng”.

    Đặng Thị Thanh Mai – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Mr.
  •        Đóng cửa rừng tự nhiên
  •        Việt Nam có tham gia vào Công ước CITES nhưng tôi vẫn chưa rõ ở Việt Nam hiện có những văn bản nào cụ thể hoá hoặc thực hiện Công ước CITES một cách đồng bộ
  •        xã tôi phát hiện hộ gia đình ông A đã tự ý chặt bỏ cây trong rừng phòng hộ để mang giống bưởi vào đó trồng trang trại? Xin hỏi như vậy Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
  •       
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập