• Loading...
 

Chính sách của Đảng và Nhà nước để khuyến khích phát triển ngành lâm nghiệp

Câu hỏi:

  •         Qua đài báo, tivi tôi có biết nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước để khuyến khích phát triển ngành lâm nghiệp trong đó có chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vậy cơ quan chức năng có thể trả lời rõ cho tôi hơn về chính sách này được không? Tôi xin cảm ơn

  • Câu trả lời:
       

    Câu hỏi của Bác, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau:

    1.Khái niệm môi trường rừng

     Theo Khoản 8, Điều 3, Nghị định 156/2018/NĐ – CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

    Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng.

    2. Dịch vụ môi trường rừng

    Theo khoản 23, Điều 2, Luật Lâm nghiệp thì “Dịch vụ môi trường rừng”  là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

    3. Rừng cung ứng những dịch vụ nào

    Theo điều 61, Luật Lâm nghiệp rừng cung ứng những dịch vụ sau:

    1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

    2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

    3. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

    4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.

    5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

    4. Những đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

                Theo khoản 2, Điều 63, Luật Lâm nghiệp thì các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

    a) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;

    b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;

    c) Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp.

    d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

    đ) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;

    e) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;

    g) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

    5. Các đối tượng được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Theo khoản 2, Điều 63, Luật Lâm nghiệp thì các đối tượng được hưởng tiền chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

    a) Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật này;

    b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;

    c) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.

    6. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng

    Theo Điều 64, Luật Lâm nghiệp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có các quyền và nghĩa vụ sau:

    1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:

    a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

    b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

    c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

    d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.

    2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:

    a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

    b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.

    7. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

    Theo Điều 65, Luật Lâm nghiệp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có các quyền và nghĩa vụ sau:

    1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:

    a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;

    b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;

    c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

    2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:

    a) Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;

    c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.


     Các câu hỏi khác
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  •        đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào
  •        Đối tượng nào được giao rừng không thu tiền sử dụng theo Luật lâm nghiệp
  •        Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không.
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập