• Loading...
 

Tại sao có nhiều khái niệm khác nhau rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng núi đất, núi đá, đất chưa có rừng…

Câu hỏi:

  •         Tôi hiện nay đang là cán bộ địa chính nông lâm xã Nà Hẩu – huyện Văn Yên, do học về chuyên ngành quản lý đất đai nhưng lại trong công việc lại thực hiện nhiều nhiệm vụ lâm nghiệp. Vì vậy có nhiều khái niệm vẫn chưa hiểu hết. Xin cơ quan chức năng trả lời tôi phân loại rừng hiện nay quy định như thế nào. Tại sao có nhiều khái niệm khác nhau rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng núi đất, núi đá, đất chưa có rừng… Tôi xin cảm ơn.

  • Câu trả lời:
       

    Theo quy định tại các điều 4, 5, 6, 7, 8 của Thông tư 33/2018/TT – BNNVPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Thông tư quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thì phân loại rừng như sau:

    Điều 4. Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành

    1. Rừng tự nhiên, bao gồm:

    a) Rừng nguyên sinh;

    b) Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.

    2. Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:

    a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

    b) Rừng trồng lại;

    c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

    Điều 5. Phân chia rừng theo điều kiện lập địa

    1. Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.

    2. Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

    3. Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:

    a) Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;

    b) Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;

    c) Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.

    4. Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.

    Điều 6. Phân chia rừng theo loài cây

    1. Rừng gỗ, chủ yếu có các loài cây thân gỗ, bao gồm:

    a) Rừng cây lá rộng, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng lá và rừng lá rộng nửa rụng lá;

    b) Rừng cây lá kim;

    c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

    2. Rừng tre nứa.

    3. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.

    4. Rừng cau dừa.

    Điều 7. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng

    1. Đối với rừng gỗ, bao gồm:

    a) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;

    b) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;

    c) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;

    d) Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;

    đ) Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

    2. Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

    Điều 8. Diện tích chưa có rừng

    1. Diện tích có cây gỗ tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng.

    2. Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng.

    3. Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.


     Các câu hỏi khác
  •        Mr.
  •        Đóng cửa rừng tự nhiên
  •        Việt Nam có tham gia vào Công ước CITES nhưng tôi vẫn chưa rõ ở Việt Nam hiện có những văn bản nào cụ thể hoá hoặc thực hiện Công ước CITES một cách đồng bộ
  •        xã tôi phát hiện hộ gia đình ông A đã tự ý chặt bỏ cây trong rừng phòng hộ để mang giống bưởi vào đó trồng trang trại? Xin hỏi như vậy Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
  •       
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập