• Loading...
 

Về đề nghị phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

     Trong những năm qua, công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng luôn được tỉnh và các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, cụ thể:

    Trong giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp tập huấn, tuyên truyền với 1.223 lượt người tham gia; Giai đoạn 2016 - 2020, đã thực hiện tổ chức 33 lớp tập huấn, tuyên truyền với 1.732 lượt người tham gia; đối tượng là cán bộ các Ban quản lý rừng, cán bộ địa phương và người dân tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trong đó có các hộ dân nhận khoán và liên doanh trồng rừng với các doanh nghiệp). Chủ đề tập huấn đã tập trung vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Quy trình nghiệm thu các công trình Lâm sinh; Kỹ thuật trồng gỗ lớn Keo tai tượng; Kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng; Kỹ thuật trồng rừng kinh doanh gỗ lớn; Quy trình sản xuất Quế bền vững; Quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp và kỹ thuật thâm canh rừng trồng; Kỹ thuật kinh doanh rừng trồng gỗ lớn và quản lý vật liệu giống; Việc Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC…

    Như vậy, trong thời gian qua các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức được 58 lớp tập huấn với chủ đề đa dạng về sản xuất lâm nghiệp cho 2.955 lượt người tham gia, qua đó có thể khẳng định công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng luôn được triển khai thực hiện có bài bản, chất lượng. Đối với đề xuất của các Doanh nghiệp, thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các doanh nghiệp trồng rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.



     Các câu hỏi khác
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  •        Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập