• Loading...
 
TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ RỪNG (CoC)
Ngày xuất bản: 31/10/2018 9:04:46 SA

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Thực hiện quản lý rừng bền vững và Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT VPA), Việt Nam phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), dựa trên những tiêu chuẩn của PEFC.Đồng thời đơn vị muốn nhận được chứng chỉ VFCS CoC phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về gỗ hợp pháp.

 

Tiêu chuẩn này được phát triển thông qua một quá trình tư vấn mở, minh bạch và được sự đồng thuận của các bên liên quan.

 

Những tổ chức được đánh giá, bởi tố chức chứng nhận có đủ năng lực, là phù hợp với tiêu chuẩn này sẽ được cấp chứng chỉ VFCS CoC và được ưu tiên trong phân loại doanh nghiệp khi thực hiện cấp phép FLEGT.

 

GIỚI THIỆU

 

Khai báo VFCS cho các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng cung cấp các thông tin về xuất xứ của những sản phẩm này được khai thác từ những khu rừng được quản lý bền vững, hoặc từ các nguồn tái chế hoặc các nguồn gốc có kiểm soát. Chứng nhận VFCS cũng bao gồm các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và lao động. “Nguồn gốc có kiểm soát VFCS” giải quyết những rủi ro của việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc gây tranh cãi, bao gồm cả những vấn đề pháp lý.Khách hàng và những nhà mua hàng tiềm năng có thể sử dụng thông tin này trong việc lựa chọn các sản phẩm được sản xuất dựa trên sự bền vững, cũng như các yếu tố đáng quan tâm khác. Mục đích của việc truyền thông nguồn gốc của nguyên liệu thô là nhằm khuyến khích nhu cầu sử dụng và cung ứng những sản phẩm có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững và từ đó kích thích tiềm năng của thị trường hướng tới sự cải thiện liên tục hoạt động quản lý các nguồn tài nguyên rừng trên thế giới.

Mục đích chung của Chuỗi hành trình sản phẩm VFCS là nhằm cung cấp cho khách hàng sử dụng các sản phẩm từ rừng những thông tin chính xác và có thể xác minh được về nguồn gốc nguyên liệu của các thành phần trong sản phẩm được chứng nhận VFCS, đó là từ các diện tích rừng được quản lý bền vững, nguồn nguyên liệu tái chế hoặc các nguồn gốc được kiểm soát.

 

1.               pHẠM VI

 

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu để thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm cho các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng

Những yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm mô tả quy trình làm thế nào để có được các thông tin kể từ thông tin về nguồn gốc nguyên liệu mua vào đến thông tin về nguồn gốc của các sản phẩm của tổ chức (đơn vị sản xuất). Tiêu chuẩn này chỉ rõ hai lựa chọn tiếp cận cho chuỗi hành trình sản phẩm, cụ thể là: phương pháp phân chia cơ học và phương pháp tính phần trăm.

Tiêu chuẩn này cũng chỉ rõ những yêu cầu tối thiểu của hệ thống quản lý đối với quy trình triển khai và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm. Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008) hoặc Hệ thống quản lý môi trường (ISO14001:2004)có thể sử dụng để thực hiện các yêu cầu tối thiểu cho hệ thống quản lý được xác định trong tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng bao gồm những yêu cầu tối thiểu về các vấn đề sức khỏe, an toàn và lao động.

Chuỗi hành trình sản phẩm phải được sử dụng gắn liền với định nghĩa rõ ràng của các khai báo VFCS (“X% chứng nhận VFCS”, và “Nguồn gốc được kiểm soát VFCS”) hoặc những khai báo chứng nhận của hệ thống chứng chỉ rừng VFCS khác, bao gồm các tiêu chí công nhận nguyên liệu đã có chứng chỉ. Phần cốt lõi của tiêu chuẩn này, vì thế, định nghĩa quy trình chuỗi hành trình sản phẩm bằng việc sử dụng những thuật ngữ chung như “được chứng nhận, trung lập và nguyên liệu khác”, trong khi nội dung cụ thể của những thuật ngữ này cho từng loại khai báo được định nghĩa trong phần Phụ lục của tiêu chuẩn này.

Việc sử dụng các loại khai báo và nhãn mác liên quan, như kết quả của việc thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm, được dựa trên tiêu chuẩn ISO 14020:2000, do vậy người sử dụng tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm phải tuân thủ tiêu chuẩn ISO này. Đối với nguyên liệu tái chế trong chuỗi hành trình sản phẩm, người sử dụng cần tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 14021:1999.

Nhãn mác của sản phẩm được coi là một phương tiện truyền thông mà có thể được kết hợp trong quy trình chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức. Ở đâu mà tổ chức quyết định áp dụng dán nhãn trên sản phẩm (on-product) hoặc nhãn ngoài sản phẩm (off-product), thì các yêu cầu sử dụng nhãn mác, kể cả những nhãn mác tạo nên bởi chủ sở hữu nhãn mác phải trở thành một phần không thể thiếu trong những yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm.

Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng cho mục đích đánh giá, bởi bên thứ ba, dựa trên những yêu cầu được quy định bởi Hội đồng VFCS hoặc các hệ thống cấp chứng chỉ rừng được công nhận bởi VFCS. Việc đánh giá sự tuân thủ được áp dụng cho chứng nhận sản phẩm và phải tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 17065.

Thuật ngữ “phải” (“shall”) được sử dụng trong tiêu chuẩn này để chỉ rõ rằng những điều khoản này là bắt buộc.Thuật ngữ “nên” (“should”) được sử dụng để chỉ rõ rằng những điều khoản này mặc dù không bắt buộc phải áp dụng nhưng nên được chấp nhận và thực hiện. Thuật ngữ “có thể” (“may”) được sử dụng trong tiêu chuẩn này để chỉ rõ rằng tiêu chuẩn cho phép thực hiện điều đó, trong khi thuật ngữ “có thể” (“can”) chỉ ra khả năng của một đối tượng (người sử dụng) có thể sử dụng tiêu chuẩn này hoặc cơ hội tiềm năng cho người sử dụng.

 

2. Tiêu CHUẨN THAM CHIẾU

 

Những tài liệu viện dẫn sau là không thể thiếukhi áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với cả tài liệu tham chiếu có ghi rõ thời gian và không ghi rõ thời gian, đều được áp dụng tài liệu viện dẫn (bao gồm các sửa đổi) được ban hành gần nhất.

PEFC ST 2001:2008, Quy định sử dụng logo PEFC- Những yêu cầu.

PEFCST 2003:2012, Các yêu cầu của cơ quan chứng nhận vận hành Chứng nhận theo tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm của PEFC Quốc tế.

PEFC ST 2002:2013, Chain of Custody of Forest Based Products -Requirements

ISO9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng- Các quy tắc cơ bản và từ ngữ.

ISO9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu.

ISO14001:2004, Hệ thống quản lý môi trường- Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

ISO/IEC14020:2000, Nhãn mác môi trường và công bố về môi trường- Các nguyên tắc chung.

ISO/IEC14021:1999, Nhãn mác môi trường và công bố về môi trường- Tự công bố về môi trường (Nhãn mác môi trường kiểu II).

ISO/IECGuide 65:1996, Những quy định chung cho những cơ quan vận hành hệ thống chứng nhận sản phẩm[1]

ISO/IECGuide 65:1996, Đánh giá sự tuân thủ- Các yêu cầu của cơ quan chứng nhận sản phẩm, quy trình và dịch vụ[2]

EN643:2001, Giấy và giấy bìa cứng- Danh sách về các định mức tiêu chuẩn của giấy và giấy bìa cứng tái chế của Châu Âu.

3. ThuẬt ngỮ và đỊnh nghĩa

Cho mục đích sử dụng của tiêu chuẩn này, những định nghĩa liên quan được trình bày tại hướng dẫn 2, ISO/IEC, ISO 9000:2005được áp dụng, cùng với những định nghĩa sau:

3.1 Chứng chỉ công nhận

Chứng chỉ được phát hành bởi một tổ chức chứng nhận trong phạm vi áp dụng của sự công nhận của tổ chức đó và phải có biểu tượng của tổ chức công nhận trên chứng chỉ này.

3.2 Nguyên liệu được chứng nhận

Nguyên liệu thô có trong khai báo chuỗi hành trình sản phẩm.

Ghi chú: Tiêu chuẩn của nguyên liệu được chứng nhận và nhà cung cấp những nguyên liệu này được xác định là một phần trong định nghĩa của khai báo VFCS có thể tham khảo ở phần Phụ lục của tiêu chuẩn này. Ngoài ra, các Quy trình chứng chỉ rừng được công nhận bởi VFCScó thể đưa ra các định nghĩa riêng của hệ thống đó về nguyên liệu có chứng nhận phục vụ cho những khai báo của hệ thống mà cũng áp dụng tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm này.

3.3 Sản phẩm được chứng nhận

Sản phẩm được khai báo là sản phẩm có chứa nguyên liệu được chứng nhận đã được xác minh bởi chuỗi hành trình sản phẩm.

3.4 Chuỗi hành trình sản phẩm của các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng

Là quá trình xử lý các thông tin về loại nguyên liệu trong các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng nhằm cho phép tổ chức có thể đưa ra sự khai báo chính xác và có thể xác minh được về thành phần của nguyên liệu được chứng nhận.

3.5 Khai báo

Là thông tin chỉ rõ những khía cạnh nhất định của một sản phẩm.

Ghi chú: Thuật ngữ “Khai báo” (“Claim”) được sử dụng trong tiêu chuẩn này để chỉ rõ việc sử dụng sự khai báo chuỗi hành trình sản phẩm chính thức (tham khảo ví dụ ở Phụ lục 1).

3.6 Kỳ khai báo

Là khoảng thời gian áp dụng sự khai báo chuỗi hành trình sản phẩm.

3.7 Gỗ có xung đột

“Là những loại gỗ mà được mua bán tại một giai đoạn nào đó trong chuỗi hành trình sản phẩm bởi những nhóm quân sự, ví dụ như nhóm phiến loạn, quân đội chính quy, hoặc bởi một chính quyền dân sự có tham gia vào những tranh chấp quân sự hoặc những người đại diện (của những nhóm này); hoặc duy trì tranh chấp hoặc lợi dụng tình trạng tranh chấp để tư lợi… Gỗ có xung đột không nhất thiết phải là gỗ bất hợp pháp” hoặc sự khai thác nguồn gỗ đó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới xung đột.

(UNEP, http://www.unep.org/dewa/Africa/publications/AEO-2/content/205.htm).

3.8 Nguồn gốc được kiểm soát

Là những nguyên liệu mà có nguy cơ xuất phát từ những nguồn tranh cãi đã được hạn chế tới mức tối đa thông qua việc áp dụng Hệ thống giải trình trách nhiệm VFCS.

3.9 Nguồn gốc gây tranh cãi

Các hoạt động lâm nghiệp thuộc những trường hợp sau:

(a) Không tuân thủ hệ thống pháp luật của địa phương, quốc gia và quốc tế khi thực hiện các hoạt động lâm nghiệp liên quan, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

- Các hoạt động lâm nghiệp và khai thác, bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác,

- Sự quản lý các khu vực có giá trị cao về văn hóa và môi trường,

- Các loài nguy cấp được bảo vệ, bao gồm các yêu cầu của công ước CITES,

- Các vấn đề về sức khỏe và lao động của công nhân lâm nghiệp,

- Quyền tài sản và quyền sử dụng đất của người dân bản địa,

- Quyền tài sản và quyền sử dụng đất của các bên thứ ba,

- Sự đóng thuế và các loại phí, 

(b) Không tuân thủ hệ thống luật pháp của nước sở tại về việc khai thác có liên quan tới hoạt động thương mại và các tập quán trong các khu vực lâm nghiệp có liên quan.

(c) Sử dụng các vật liệu biến đổi gen của sinh vật rừng,

(d) Chuyển đổi rừng sang các loại cây trồng khác, bao gồm cả chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng.

Ghi chú: Chính sách về nghiêm cấm sử dụng các vật liệu biến đổi gen của sinh vật rừng có hiệu lực tới ngày 31 tháng 12 năm 2015.

3.10 Khách hàng

Là một chủ thể độc lập, có thể là người mua hoặc người sử dụng các sản phẩm của những tổ chức đã khai báo.

Ghi chú: Thuật ngữ “khách hàng” cũng được sử dụng trong nội bộ một tổ chức sản xuất khi mà khâu sản xuất sau dùng sản phẩm của khâu sản xuất trước để làm vật liệu sản xuất.

3.11 Hệ thống trách nhiệm giải trình (DDS)

Là một khung các quy trình và biện pháp, bao gồm thu thập thông tin, đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro, để thực hành trách nhiệm giải trình.

3.12  Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng

Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ rừng hoặc từ các khu vực được hội đồng VFCS chấp nhận là đủ điều kiện cho Chứng nhận quản lý rừng VFCS bao gồm cả các nguyên liệu tái chế được xuất phát từ những khu rừng này.

Ghi chú: Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng bao gồm gỗ và các nguyên liệu ngoài gỗ.

3.13 Sản phẩm có nguồn gốc từ rừng

Những sản phẩm có chứa nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng.

3.14  Rừng trồng/gỗ rừng trồng/rừng trồng sản xuất

Rừng hoặc đất trồng các loài cây nhập nội hoặc trong một số trường hợp cây bản địa, được kiến tạo thông qua quá trình trồng cây hoặc gieo hạt nhằm mục đích chính là sản xuất gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ.

Ghi chú 1: Bao gồm tất cả các cây đứng của các loài nhập nội được trồng để sản xuất gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ.

Ghi chú 2: Có thể bao gồm các diện tích trồng một vài loài cây bản địa có yêu cầu chuẩn bị đất thâm canh (ví dụ canh tác rừng); trồng rừng theo hàng hoặc theo cấp tuổi.

Ghi chú 3: Việc áp dụng các định nghĩa cần cân nhắc các thuật ngữ về rừng và yêu cầu pháp lý của mỗi quốc gia.

3.15 Sử dụng nhãn mác

Việc sử dụng các nhãn mác (trên sản phẩm hoặc ngoài sản phẩm).

3.16 Chủng loại nguyên liệu

Là các đặc điểm của địa điểm xuất xứ của nguồn nguyên liệu thô đó.

Ghi chú: Trong tiêu chuẩn này sử dụng ba loại nguyên liệu: có chứng nhận, trung lập và nguyên liệu khác; mỗi loại nguyên liệu này đều có định nghĩa cụ thể cho từng loại khai báo.

3.17 Nguyên liệu trung lập

Là nguyên liệu không do rừng tạo ra vì vậy được coi là trung lập khi tính toán phần trăm chứng nhận. 

Ghi chú: Các Quy trình chứng chỉ rừng được công nhận bởi VFCS có thể đưa ra định nghĩa riêng về nguyên liệu trung lập trong khai báo của hệ thống đó khi sử dụng cùng với tiêu chuẩn này.

3.18 Tổ chức

Là bất kỳ một chủ thể nào thực hiện khai báo về sản phẩm và đang thực hiện những yêu cầu của tiêu chuẩn này. Chủ thể đó có khả năng xác định rõ ràng ai là nhà cung ứng nguyên liệu thô và ai là khách hàng của những sản phẩm của họ.

3.19 Nguyên liệu khác

Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng nhưng không phải là nguyên liệu có chứng nhận.

3.20 Chứng chỉ VFCS

Là:

(a) Một chứng nhận quản lý rừng được công nhận có hiệu lực, được cấp bởi một tổ chức chứng nhận được VFCS ủy quyền, dựa vào hệ thống quản lý rừng/tiêu chuẩn được công nhận bởi hội đồng VFCS,

(b) Một chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm được công nhận, có hiệu lực được cấp bởi một tổ chức chứng nhận được VFCS ủy quyền, dựa vào tiêu chuẩn này cùng với loại nguyên liệu được chấp nhận theo yêu cầu của VFCS, hoặc

(c) Một chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm được cấp bởi một tổ chức chứng nhận được VFCS ủy quyền, dựa vào một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể về chuỗi hành trình sản phẩm mà được công nhận bởi hội đồng VFCS.

Ghi chú: Có thể tìm hiểu thêm về các Quy trình chứng chỉ rừng được công nhận bởi VFCS và các tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm tại trang web trực tuyến của Hội đồng VFCS, www.vfcs.org.

3.21 Phân chia cơ học

Là một quy trình trong đó các nguyên liệu/sản phẩm từ các loại nguyên liệu khác nhau được phân tách riêng biệt sao cho các loại nguyên liệu hoặc sản phẩm được sử dụng và vận chuyển đến người tiêu dùng được xác định rõ ràng.

Ghi chú: Phân chia cơ học có thể bao gồm sự phân chia cơ học tại các khu vực thuộc cơ sở sản xuất của đơn vị, ví dụ như: các bến bãi hoặc kho tàng; hoặc có sử dụng các chỉ dẫn và đánh dấu rõ ràng, để có thể nhận biết dễ dàng các loại nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau.

3.22  Rừngnguyên sinh

Rừng của các loài cây bản địa, không có dấu hiệu rõ ràng có thể nhận biết về các tác động của con người và các diễn thế sinh thái hầu như chưa bị tác động.

Ghi chú: rừng nguyên sinh bao gồm các khu vực có hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ diễn ra miễn là tác động của con người còn nhỏ. Một vài cây có thể đã bị khai thác.

3.23  Nhóm sản phẩm

Là một nhóm các loại sản phẩm được sản xuất hoặc buôn bán tuân theo các quy trình nhất định được quy định bởi Chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức.

Ghi chú 1: Tổ chức có thể thành lập một hoặc nhiều nhóm sản phẩm là kết quả của các quá trình sản xuất song song hoặc nối tiếp nhau.

Ghi chú 2: Chuỗi hành trình sản phẩm của nhóm sản phẩm cũng có thể chỉ bao gồm một sản phẩm riêng lẻ mà chuỗi hành hình sản phẩm sẽ được áp dụng. Cách tiếp cận này của việc thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm còn được gọi là “Chuỗi hành trình sản phẩm theo dự án”.

3.24  Nguyên liệu tái chế

Là nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng mà:

(a) Có nguồn gốc từ những dòng nguyên liệu thừa, trong quá trình sản xuất. Nó không bao gồm sự tái chế các vật liệu như sửa lại, ép lại hoặc những mấu thừa được tạo ra trong quá trình sản xuất và có khả năng được tái sử dụng trong cùng quá trình sản xuất đã tạo ra nó. Không bao gồm những sản phẩm phụ/phế thải, ví dụ như sản phẩm phụ của quá trình cưa xẻ gỗ (mùn cưa, các đầu mẩu gỗ, vỏ, v.v.) hoặc các phế phẩm từ rừng (vỏ cây, dăm từ cành nhánh, rẽ cây, v.v.) bởi vì tất cả những loại này không đại diện cho “dòng nguyên liệu thừa”

(b) Những sản phẩm không được sử dụng đúng như mục đích mà nó được sản xuất ra bởi những người tiêu thụ cuối cùng như hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nó bao gồm việc hoàn trả nguyên liệu từ chuỗi phân phối.

Ghi chú 1: Thuật ngữ “có khả năng được tái chế trong cùng một quá trình sản xuất đã tạo ra nó” có nghĩa là nguồn nguyên liệu sản sinh ra trong một quá trình sản xuất tiếp tục được sử dụng liên tục cho cùng một quá trình sản xuất đó tại một cùng một địa điểm sản xuất đó. Ví dụ phần dư được tạo ra từ chuyền sản xuất ván panen, và những phần dư này liên tục được sử dụng lại để sản xuất ván panen trên chính chuyền sản xuất đó, thì phần dư trên không được coi là nguyên liệu tái chế.

Ghi chú 2: Nguyên liệu được phân loại thành các hạng giấy tái chế theo EN 643 được chấp nhận là nguyên liệu tái chế.

Ghi chú 3: Định nghĩa này là dựa trên định nghĩa tại tiêu chuẩn ISO 1402:1999.

3.25 Phương pháp phần trăm luỹ kế

Là cách tính phần trăm chứng nhận dựa vào lượng nguyên liệu đầu vào được mua trong một khoảng thời gian nhất định trước khi sản phẩm được sản xuất hoặc mua bán.

3.26 Phương pháp phần trăm đơn giản (simple percentage)

Là cách tính phần trăm chứng nhận dựa vào lượng nguyên liệu chứa trong sản phẩm.

Ghi chú: Một ví dụ của phương pháp phần trăm đơn giản này cho hoạt động in ấn là, phần trăm chứng nhận được tính trên lượng nguyên liệu có chứng nhận đã được mua và lượng nguyên liệu đã sử dụng cho hoạt động in ấn cụ thể này.

3.27  Nhà cung ứng

Là một chủ thể đã được xác định trực tiếp cung ứng nguyên liệu đầu vào cho nhóm sản phẩm liên quan.

Ghi chú 1: Trong những trường hợp mà, thực tế, nguyên liệu được giao bởi một chủ thể khác, không phải là chủ sở hữu của nguyên liệu đó, tổ chức phải xác định một nhà cung ứng phù hợp với mục đích của định nghĩa này, nhà cung ứng có thể là chủ sở hữu hoặc là nhà người giao nguyên liệu đó. Ví dụ, một nhà in mua nguyên liệu giấy từ một nhà phân phối, tuy nhiên nguyên liệu này lại được giao trực tiếp bởi nhà sản xuất giấy, thì nhà cung ứng trong trường hợp này có thể là nhà phân phối hoặc nhà sản xuất giấy.

Ghi chú 2: Thuật ngữ nhà cung ứng cũng được sử dụng cho cung ứng nội bộ trong một tổ chức nơi sản xuất nhiều sản phẩm kế tiếp nhau.

4. Xác đInh thể loẠi nguyên liệu của nguyên liỆu/sẢn phẨm

4.1 Sự xác định ở giai đoạn giao hàng

4.1.1 Đối với mỗi lần nhận nguyên liệu để đưa vào chuỗi hành trình của nhóm sản phẩm, tổ chức cần thu thập từ nhà cung ứng các thông tin cần thiết để xác định và xác minh thể loại nguyên liệu của lượng nguyên liệu đã mua đó.

4.1.2 Những chứng từ đi kèm với một lần nhận nguyên liệu/sản phẩm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau đây:

(a) Tên khách hàng của đơn hàng đó

(b) Thông tin xác minh nhà cung ứng

(c) Thông tin xác minh các sản phẩm

(d) Khối lượng được giao của mỗi mặt hàng phải có trong chứng từ

(e) Ngày giao hàng/kỳ giao hàng/kỳ thanh toán.

 

Đối với mỗi sản phẩm có khai báo VFCS, sẽ phải thêm các chứng từ bổ sung, bao gồm:

(f)  Khai báo chính thức về mỗi thể loại nguyên liệu (phần trăm của nguyên liệu có chứng nhận), đặc biệt mỗi sản phẩm được khai báo có chứng nhận cần phải được thể hiện trong tài liệu, chứng từ liên quan,

(g) Giấy chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm hoặc chứng nhận quản lý rừng của nhà cung ứng hoặc tài liệu chứng minh tình trạng được chứng nhận của nhà cung ứng đó.

Ghi chú 1: Khai báo chính thức, có nghĩa là sự khai báo được thể hiện bằng văn bản, cùng với các tài liệu để xác nhận tình trạng được chứng nhận, tài liệu này được quy định cụ thể trong phần Phụ lục của tiêu chuẩn này hoặc tại các tài liệu khác được xác định bởi hệ thống cấp chứng chỉ rừng hoặc hệ thống nhãn mác có liên quan. 

Ghi chú 2: Giấy chứng nhận có thể là một dãy số hoặc kết hợp số và chữ cái, trong thực tế đó chính là “mã số chứng nhận”.

Ghi chú 3: Chứng từ giao hàng có thể là hóa đơn hoặc giấy giao hàng đảm bảo đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu quy định tại điều 4.1.2.

4.1.3 Trong mỗi lần giao hàng, tổ chức phải phân loại những nguyên liệu đã mua thành các loại: nguyên liệu được chứng nhận, nguyên liệu trung lập hoặc nguyên liệu khác tuân theo các yêu cầu cụ thể của từng sự khai báo mà chuỗi hành trình sản phẩm đã được triển khai thực hiện.

Ghi chú: Tiêu chí cho nguyên liệu được chứng nhận, nguyên liệu trung lập hoặc nguyên liệu khác cho từng khai báo cụ thể được chỉ rõ trong Phụ lục về chi tiết khai báo hoặc các tài liệu khác xác định bởi hệ thống cấp chứng chỉ rừng hoặc hệ thống nhãn mác có liên quan.

4.2 Xác định tại cấp độ nhà cung ứng

4.2.1 Tổ chức phải yêu cầu tất các các nhà cung ứng nguyên liệu được chứng nhận, cung cấp một bản photo chứng nhận quản lý rừng hoặc chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm hoặc một tài liệu tương đương xác nhận tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng đó. 

Ghi chú: Những tiêu chí của nhà cung ứng nguyên liệu được chứng nhận và các tài liệu xác nhận tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng được quy định cụ thể cho từng khai báo và được thể hiện trong Phụ lục về yêu cầu khai báo hoặc trong tài liệu khác được xác định bởi hệ thống cấp chứng chỉ rừng hoặc hệ thống nhãn mác có liên quan.

4.2.2 Tổ chức phải đánh giá tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng về hiệu lực và phạm vi chứng nhận của nhà cung ứng dựa trên những tài liệu mà tổ chức nhận được, như quy định tại khoản 4.2.1

Ghi chú: Bên cạnh những tài liệu được cung cấp bởi nhà cung ứng, tổ chức nên tự tìm hiểu thêm về thông tin của những chứng nhận này của nhà cung ứng từ Hội đồng VFCS hoặc các tổ chức chứng nhận được VFCS ủy quyền.

5. NhỮng yêu cẦu tỐi thiỂu cỦa hỆ thỐng trách nhiỆm giẢi trình

5.1 Những yêu cầu chung

5.1.1 Tổ chức phải thực hiện hệ thống trách nhiệm giải trình (Due Diligence System-DDS), tuân theo những yêu cầu sau đây trong tiêu chuẩn này, dựa trên kỹ thuật quản lý giảm thiểu rủi ro khi mua nguyên liệu từ các nguồn gây tranh cãi.

5.1.2 Hệ thống trách nhiệm giải trình của VFCS được áp dụng cho tất các các nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ rừng được áp dụng chuỗi hành trình sản phẩm VFCS, không kể các trường hợp sau:

(a) Nguyên liệu tái chế, và

(b) Nguyên liệu có nguồn gốc từ các loài thuộc danh mục từ I đến III của công ước CITES mà tuân thủ những quy định pháp lý quốc tế, Châu Âu và Quốc gia về CITES.

5.1.3 Hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS của tổ chức phải được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý hiện hành của tổ chức đó và đáp ứng các yêu cầu ở điều 8 của tiêu chuẩn này.

5.1.4 Tổ chức phải thực hiện hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS theo 3 bước liên quan đến:

(a) Thu thập thông tin

(b) Đánh giá rủi ro

(c) Quản lý những nguồn cung rủi ro đáng kể

5.1.5 Tổ chức mua nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các loài được liệt kê trong Phụ lục từ I đến III của công ước CITES cần phải tuân theo những quy định pháp lý quốc tế, Châu Âu và Quốc gia liên quan tới công ước CITES.

5.1.6 Tổ chức không được mua các loại nguyên liệu lâm sản,  có nguồn gốc từ các quốc gia đang bị Liên Hợp Quốc, Liên Minh Châu Âu hoặc chính phủ đang áp dụng việc cấm xuất/nhập khẩu các loại lâm sản này.

Ghi chú: Thuật ngữ “có thể được áp dụng” có nghĩa là những quy định đó được áp dụng với tổ chức.

5.1.7 Tổ chức không được sử dụng gỗ có xung đột. 

5.1.8 Trong các sản phẩm thuộc hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS của tổ chức không được chứa bất kỳ một loại nguyên liệu nào có nguồn gốc từ rừng được tạo ra do công nghệ biến đổi gen.

5.1.9 Trong các sản phẩm thuộc hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS của tổ chức không được chứa bất kỳ một loại nguyên liệu gỗ nào có xuất xứ từ những diện tích chuyển đổi từ rừng sang các loại cây trồng khác, bao gồm cả sự chuyển đổi rừng nguyên sinh thành rừng trồng.

5.2 Thu thập thông tin

5.2.1 Hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS dựa vào những thông tin được cung cấp bởi nhà cung ứng. Tổ chức cần phải tiếp cận những thông tin như sau:

(a) Thông tin xác định nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm tên thương mại và chủng loại;

(b) Thông tin xác định tên các loài cây tạo ra những nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm tên thường gọi và tên khoa học (nếu có).

(c) Tên quốc gia nơi nguyên liệu được khai thác hoặc tên vùng lãnh thỗ hoặc vùng được nhượng quyền khai thác (nếu có).

Ghi chú 1: Cần phải sử dụng tên khoa học của loài cây nếu việc sử dụng tên thường gọi có thể tạo ra nguy cơ xác định sai loài cây đó.

Ghi chú 2: Việc sử dụng tên thương mại và tên thường gọi của loài, được coi là, có giá trị như nhau trong trường hợp tất cả các loài được sử dụng tên thương mại có cùng mức độ rủi ro xuất xứ từ những nguồn gây tranh cãi.

Ghi chú 3: Cần sử dụng tên vùng lãnh thổ thuộc quốc gia nơi xuất xứ của nguồn nguyên liệu trong những trường hợp những khu vực trong một quốc gia có mức độ rủi ro khác nhau liên quan đến nguồn gây tranh cãi.

Ghi chú 4: Thuật ngữ nhượng quyền khai thác có nghĩa là một hợp đồng dài hạn và độc quyền cho việc khai thác trên một khu vực địa lý nhất định của những diện tích rừng thuộc sở hữu công.

Ghi chú 5: Thuật ngữ “quốc gia/vùng lãnh thổ của quốc gia đó” sẽ được sử dụng suốt trong tiêu chuẩn này để xác định một quốc gia, một vùng lãnh thổ của quốc gia đó hoặc một vùng được nhượng quyền khai thác nơi xuất xứ của nguyên liệu/sản phẩm.

5.3 Đánh giá rủi ro

5.3.1 Tổ chức phải thực hiện việc đánh giá rủi ro của việc mua nguyên liệu thô từ các nguồn tranh cãi đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ rừng theo các quy định của hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS ngoại trừ những trường hợp sau đây:

(a) Những nguyên liệu/sản phẩm được giao cùng với khai báo được chứng nhận bởi VFCS/PEFC.

(b) Những nguyên liệu/sản phẩm khác được giao với khai báo của nhà cung ứng đã có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm VFCS/PEFC.

5.3.2 Kết quả của việc đánh giá rủi ro của tổ chức phải phân loại được các nguồn cung ứng thành nguồn “rủi ro không đáng kể” hoặc nguồn “rủi ro đáng kể”.

5.3.3 Việc đánh giá rủi ro của tổ chức phải dựa trên sự đánh giá về: 

(a) Khả năng mà những hoạt động được xác định rõ trong định nghĩa nguồn gây tranh cãi xảy ra ở quốc gia/vùng lãnh thổ của nguồn cung ứng hoặc những loài cây của nguồn cung ứng đó (sau đây được gọi là khả năng xảy ra tại cấp độ nguồn gốc) và;

(b) Khả năng mà chuỗi cung ứng không thể xác định được nguồn gây tranh cãi tiềm năng của chuỗi cung ứng (sau đây được gọi là khả năng xảy ra tại cấp độ chuỗi cung ứng).

5.3.4 Tổ chức phải xác định rủi ro dựa vào khả năng xảy ra tại cấp độ nguồn gốc và khả năng xảy ra tại cấp độ chuỗi cung ứng và sự kết hợp cả hai cấp độ này, để phân loại tất cả các nguồn cung ứng là “rủi ro đáng kể” khi một hoặc cả hai cấp độ được đánh giá có khả năng xảy ra cao (xem sơ đồ 1).

Sơ đồ 1. Đánh giá rủi ro

Cao

Khả năng xảy ra ở cấp độ chuỗi cung

Rủi ro đáng kể

Rủi ro đáng kể

 
 

Thấp

Rủi ro không đáng kể

Rủi ro đáng kể

 
 

 

Khả năng xảy ra ở cấp độ nguồn gốc

 
 

Thấp

Cao

 
         

 

 

5.3.5 Những bảng sau sẽ liệt kê các chỉ số phải được sử dụng để phân loại loại rủi ro của chuỗi cung cấp.

Ghi chú: Những chỉ số của “khả năng xảy ra thấp” ở cả cấp độ nguồn gốc và chuỗi cung cấp (Bảng 1) mô tả những lựa chọn cho bước đầu tiên của việc giảm nhẹ rủi ro (ví dụ, cung cấp thêm các thông tin bổ sung) trước khi bắt đầu quá trình giảm nhẹ rủi ro chính thức được mô tả tại điều khoản 5.5. Vì thế nếu những nguồn cung ứng được mô tả bởi các chỉ số “khả năng xảy ra thấp” tại cấp độ chuỗi cung cấp hoặc nguồn gốc thì điều này sẽ luôn luôn loại bỏ chỉ số “khả năng rủi ro” cao trong cùng trục đó.

Bảng 1: Danh sách các chỉ số của khả năng xảy ra “thấp” ở cấp độ nguồn gốc và chuỗi cung ứng các chỉ số (rủi ro không đáng kể)  

Các chỉ số

Những nguồn cung cấp:

a) Những nguyên liệu/sản phẩm được giao với khai báo của nhà cung ứng có chứng nhận VFCS/PEFC.

b) Những nguyên liệu/sản phẩm khác được giao với khai báo của nhà cung ứng   có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm VFCS/PEFC.

Những nguồn cung ứng được tuyên bố đã được chứng nhận về quản lý rừng hoặc chuỗi hành trình sản phẩm bởi một hệ thống chứng chỉ rừng (khác với hệ thống VFCSvà đã được công nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ ba).

Những nguồn cung ứng được xác minh bởi cơ chế xác minh hoặc cấp phép của chính phủ hoặc phi chính phủ, khác với hệ thống chứng chỉ rừng tập trung vào các hoạt động được định nghĩa tại khái niệm “nguồn gốc gây tranh cãi”.

Những nguồn cung ứng có đi kèm với những tài liệu xác minh chỉ rõ:

+Quốc gia hoặc những vùng lãnh thổ mà gỗ đã được khai thác (bao gồm cả sự quan tâm đến xung đột quân sự).

+Tên thương mại và loại sản phẩm, tên thông thường của loài cây, và tên khoa học đầy đủ nếu có.

+Tất cả các nhà cung cấp trong cùng một chuỗi cung ứng và

+Đơn vị quản lý diện tích rừng là nơi xuất xứ của nguồn cung ứng đó.

+Các chứng từ hoặc những thông tin tin cậy khác chỉ ra những nguồn gỗ và sản phẩm gỗ này tuân thủ những quy định liên quan tới các hoạt động được định nghĩa tại nguồn gốc gây tranh cãi.

 

Những tài liệu được cung cấp bởi một cơ quan nhà nước của những quốc gia có chỉ số nhận thức tham nhũng thực tế theo tổ chức Minh bạch thế giới (TI CPI) dưới 50 phải được quan tâm đặc biệt.

 

Ghi chú 1: Đối với nguồn gỗ đã được xác minh bằng hệ thống trách nhiệm giải trình DDS theo quy định của Quy chế gỗ của Liên minh Châu Âu EU (EUTR), được giám sát bởi một Tổ chức giám sát, thì đơn vị cung ứng đó có thể sử dụng những bằng chứng trên để chứng minh tính hợp pháp của nguồn cung ứng.

Ghi chú 2: Điều 5.3.8 mô tả một cách tiếp cận đặc biệt về mặt địa lý đối với việc xác định rủi ro không đáng kể.

Bảng 2: Danh sách các chỉ số của khả năng xảy ra “cao” ở cấp độ nguồn gốc

Các chỉ số

 

 

 

Chỉ số nhận thức tham nhũng thực tế (CPI) của một quốc gia được cung cấp bởi tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) thấp hơn 50.

Quốc gia/ vùng lãnh thổ có sự hiện diện của xung đột quân sự.

Quốc gia/vùng lãnh thổ có sự quản trị lâm nghiệp hoặc thực thi lâm luật còn yếu.

Những loài cây tạo ra các các nguyên liệu/sản phẩm được biết là những loài liên quan với những hoạt động thuộc định nghĩa nguồn gốc gây tranh cãi.

 

Bảng 3: Danh sách các chỉ số cho khả năng xảy ra “cao” ở cấp độ chuỗi cung ứng

Các chỉ số

Các bên liên quan và các bước trong chuỗi cung ứng trước lần xác minh đầu tiên bởi hệ thống xác minh chưa được thừa nhận là chỉ số rủi ro thấp trong ma rận rủi ro.

Những quốc gia/vùng lãnh thổ nơi mà gỗ và các sản phẩm gỗ đã từng được mua bán trước lần xác minh đầu tiên bởi hệ thống xác minh chưa được thừa nhận là chỉ số rủi ro thấp trong ma rận rủi ro.

Những loài cây tạo nên sản phẩm chưa xác định được.

Có bằng chứng về những hành động vi phạm pháp luật của bất cứ một công ty nào trong chuỗi cung ứng.

 

5.3.6    Việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện cho lần giao hàng đầu tiên đối với từng nhà cung ứng. Hoạt động này cần được xem xét lại hoặc nếu cần thiết phải được sửa đổi ít nhất mỗi năm một lần.

5.3.7    Việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện đối với mỗi lần giao hàng của từng nhà cung ứng nếu như có những sự thay đổi liên quan tới những đặc điểm được liệt kê ở khoản 5.2.1

5.3.8 Tổ chức có thể thực hiện đánh giá rủi ro và xác định rủi ro không đáng kể cho những đơn hàng từ một khu vực địa lý nhất định, tuân theo những điều kiện sau đây:

(a) Tổ chức phải cập nhật:

i)           Định nghĩa rõ ràng của từng khu vực cụ thể

ii)         Danh sách các loài cây tạo nên nguyên liệu xuất xứ từ khu vực đó

iii)        Có bằng chứng phù hợp để xác minh nguồn gốc của nguồn cung ứng là từ khu vực địa lý và những loài cây đã được xác định đó.

(b) Không có chỉ số từ Bảng 2 và Bảng 3 phải áp dụng

(c) Việc đánh giá rủi ro của khu vực cụ thể cần phải được thực hiện trước lần giao hàng đầu tiên từ khu vực đó. Hoạt động này phải được xem xét lại ít nhất một năm một lần.

(d) Việc đánh giá rủi ro của khu vực cụ thể phải được được xem xét lại và nếu cần thiết thì phải được điều chỉnh lại khi (a) thay đổi.

5.4 Những chỉ trích hoặc khiếu nại đã được chứng minh

5.4.1 Tổ chức phải đảm bảo rằng những khiếu nại đã được chứng minh, được cung cấp bởi bên thứ ba liên quan tới việc nhà cung ứng tuân thủ các quy định pháp luật hoặc những khía cạnh khác của nguồn gốc gây tranh cãi, phải được nhanh chóng điều tra, và nếu những khiếu nại đó là đúng, tổ chức cần phải thực hiện đánh giá (hoặc đánh giá lại) rủi ro đối với những nguồn cung cấp liên quan.

5.4.2  Trong trường hợp những khiếu nại đã được chứng minh liên quan đến nguyên liệu thuộc nguồn không đánh giá rủi ro (xem điều 5.3.1) thì phải tiến hành hoạt động đánh giá rủi ro khác tuân theo các yêu cầu tại điều 5.3.

5.5 Quản lý các nguồn cung ứng có rủi ro đáng kể

5.5.1 Những vấn đề chung

5.5.1.1 Đối với những nguồn cung ứng được xác định có rủi ro “đáng kể”, tổ chức cần phải yêu cầu nhà cung ứng cung cấp những thông tin và các bằng chứng bổ sung, nếu có thể, nhằm cho phép tổ chức có thể phân loại được những nguồn cung ứng đó thành nguồn cung ứng có rủi ro “không đáng kể”. Nhà cung ứng phải đảm bảo:

(a) Cung cấp cho tổ chức những thông tin cần thiết để xác định những đơn vị quản lý rừng tạo nên nguồn nguyên liệu đó và toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan tới nguồn cung cấp có rủi ro “đáng kể” đó.

(b) Tạo điều kiện cho tổ chức thực hiện các cuộc điều tra bởi bên thứ 2 hoặc bên thứ 3 về hoạt động của nhà cung ứng và của những nhà cung ứng trước đó trong chuỗi cung ứng.

Ghi chú: Những quy trình này phải được đảm bảo, ví dụ bằng các văn bản thỏa thuận, hoặc những văn bản cam kết bởi nhà cung ứng.

5.5.1.2 Tổ chức phải thiết lập một chương trình xác minh bởi bên thứ 2 hoặc thứ 3 cho các nguồn cung ứng được phân loại là có rủi ro “đáng kể”. Chương trình xác minh phải bao gồm:

(a) Xác minh toàn bộ chuỗi cung ứng và những đơn vị quản lý rừng của nguồn cung ứng đó.

(b) Kiểm tra tại hiện trường vào bất cứ thời điểm nào

(c) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro, khắc phục và phòng ngừa.

5.5.2 Xác định chuỗi cung ứng

5.5.2.1 Tổ chức phải yêu cầu tất cả các nhà cung ứng của những nguồn cung ứng có rủi ro “đáng kể” các thông tin chi tiết về toàn bộ chuỗi cung ứng và các đơn vị quản lý rừng của những nguồn cung ứng đó.

5.5.2.2 Trong những trường hợp mà các nguồn cung ứng có thể được xác nhận là rủi ro “không đáng kể” theo những chỉ số trong Bảng 1 tại bước đầu tiên trong chuỗi cung ứng thì tổ chức không cần phải truy xuất toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như đơn vị quản lý rừng.

5.5.2.3 Những thông tin đã được cung cấp phải cho phép tổ chức lập và thực hiện kế hoạch kiểm tra tại nơi sản xuất.

5.5.3 Kiểm tra tại hiện trường

5.5.3.1 Chương trình xác minh của tổ chức phải bao gồm các hoạt động kiểm tra tại nơi sản xuất đối với những nhà cung ứng các nguồn nguyên liệu có “rủi ro đáng kể”. Việc kiểm tra tại nơi sản xuất có thể được thực hiện bởi chính tổ chức (bên kiểm tra thứ 2) hoặc bởi bên thứ 3 đại diện cho tổ chức đó.Thay vì kiểm tra tại nơi sản xuất, tổ chức có thể kiểm tra lại các tài liệu liên quan nếu các tài liệu đó đảm bảo đủ sự tin cậy về xuất xứ của nguyên liệu không phải là nguồn gốc gây tranh cãi.

5.5.3.2 Tổ chức phải chứng tỏ rằng có đủ kiến thức và năng lực hiểu biết về những quy định pháp luật liên quan đến xuất xứ của những nguồn cung ứng có rủi ro “đáng kể” và liên quan đến định nghĩa của nguồn gốc có tranh cãi.

5.5.3.3 Khi việc kiểm tra tại nơi sản xuất được thực hiện bởi bên thứ 3 đại diện cho tổ chức thì tổ chức đó phải chứng tỏ rằng bên thứ 3 có đủ kiến thức và năng lực về những quy định pháp luật được quy định tại khoản 5.5.3.2. Đồng thời bên thứ 3 này cũng cần phải đảm bảo có đủ năng lực theo yêu cầu tại điều 5.2.6 của tiêu chuẩn VFCSdo bên thứ ba đánh giá.

5.5.3.4 Tổ chức phải xác định số mẫu những cung ứng có rủi ro đáng kể từ một nhà cung ứng để xác minh theo chương trình xác minh. Số lượng mẫu hàng năm ít nhất phải bằng căn bậc hai của tổng số các nguồn cung ứng có rủi ro “đáng kể” trong một năm (y=√x), được làm tròn tới số nguyên liền kề. Nếu những lần kiểm tra tại nơi sản xuất của năm trước thể hiện rằng các yêu cầu được đáp ứng đầy đủ, thì số lượng mẫu có thể giảm xuống bằng thừa số 0.8, ví dụ (y=0.8 √x), làm tròn tới số nguyên liền kề.

5.5.3.5 Kiểm tra tại hiện trường phải bao gồm:

(a) Nhà cung ứng trực tiếp và tất cả các nhà cung ứng trước đó trong chuỗi cung ứng để đánh giá sự tuân thủ của những khai báo về nguồn gốc của các nguyên liệu được cung ứng;

(b) Chủ rừng hoặc người quản lý của đơn vị quản lý rừng là nơi cung ứng nguyên liệu hoặc bất kỳ một đối tác nào chịu trách nhiệm cho các hoạt động quản lý trên đơn vị quản lý rừng đó nhằm đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý của những đối tượng này.

5.5.4 Các biện pháp khắc phục

5.5.4.1 Tổ chức cần phải xây dựng một quy trình bằng văn bản về việc thực hiện các biện pháp khắc phục, cho các nhà cung ứng, đối với sự không tuân thủ đã được xác định bởi chương trình xác minh của tổ chức.

5.5.4.2 Phạm vi của những biện pháp khắc phục này phải phụ thuộc vào quy mô và sự nghiêm trọng của những rủi ro mà gỗ hoặc các sản phẩm gỗ có thể có xuất xứ từ nguồn gốc gây tranh cãi và phải bao gồm ít nhất một trong những điều kiện sau đây:

(a) Có sự trao đổi thông tin rõ ràng về những rủi ro đã được xác định với yêu cầu về việc giải quyết những rủi ro này trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng gỗ hoặc các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ các nguồn gốc gây tranh cãi không được cung ứng cho tổ chức nữa.

(b) Yêu cầu các nhà cung ứng phải định rõ các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan tới việc tuân thủ các quy định pháp luật của các đơn vị quản lý rừng hoặc tính hiệu quả của dòng thông tin trong chuỗi cung ứng;

(c) Quyền hủy bỏ bất cứ hợp đồng hoặc đơn hàng nào về gỗ hoặc các sản phẩm gỗ cho đến khi nhà cung ứng chứng minh được rằng các biện pháp giảm thiểu rủi ro đã và đang được triển khai.

5.6 Không được đưa vào thị trường

5.6.1 Gỗ hoặc các sản phẩm gỗ xuất xứ từ những nguồn không rõ, hoặc những nguồn tranh cãi, hoặc nguồn bất hợp pháp không được có trong các nhóm sản phẩm thuộc chuỗi hành trình sản phẩm VFCScủa đơn vị.

5.6.2. Gỗ được biết chính xác hoặc khả nghi xuất xứ từ những nguồn bất hợp pháp (nguồn gốc gây tranh cãi 3.9 (a) hoặc (b)) không được chế biến, và không được mua bán và/hoặc không được tiêu thụ trên thị trường trừ khi có những minh chứng bằng tài liệu phù hợp được cung cấp và xác minh cho phép nguồn gỗ được cung ứng đã được phân loại là có “rủi ro không đáng kể”.

6. Phương pháp chuỖi hành trình sẢn phẨm

6.1 Những vấn đề chung

6.1.1 Có hai phương pháp để thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm là phương pháp phân chia cơ học và phương pháp tính phần trăm. Căn cứ vào cách quản lý nguyên liệu và vận hành sản xuất, tổ chức lựa chọn phương pháp phù hợp.

6.2 Phương pháp phân chia cơ học

6.2.1  Những yêu cầu chung đối với phương pháp phân chia cơ học

6.2.1.1 Tổ chức muốn đảm bảo nguyên liệu/sản phẩm có chứng nhận không trộn lẫn với những nguyên liệu/sản phẩm khác, hoặc muốn đảm bảo các nguyên liệu/sản phẩm có chứng nhận được xác định rõ ràng trong suốt quá trình sản xuất thì nên dùng phương pháp phân chia cơ học.

6.2.1.2 Tổ chức áp dụng phương pháp phân chia cơ học đảm bảo rằng nguyên liệu có chứng nhận được tách riêng hoặc được xác định rõ ràng ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất hoặc buôn bán.

6.2.1.3 Phương pháp phân chia cơ học có thể được áp dụng đối với các sản phẩm có chứng nhận được sản xuất từ các nguyên liệu có chứng chỉ.

Ghi chú: Tổ chức có thể phân chia cơ học một hoặc nhiều sản phẩm có cùng khai báo giống nhau về tỷ lệ phần trăm chứng nhận với các sản phẩm khác có sự khai báo giống hoặc khác về tỷ lệ phần trăm chứng nhận.

6.2.2 Sự phân tách các nguyên liệu/sản phẩm có chứng nhận

6.2.2.1 Nguyên liệu hoặc các sản phẩm có chứng nhận bao gồm nhiều thành phần nguyên liệu với tỷ lệ phần trăm chứng nhận khác nhau được xác định một cách rõ ràng trong suốt quá trình sản xuất/buôn bán (bao gồm cả sự lưu kho). Điều này đạt được bởi:

(a) Sự phân chia cơ học về mặt không gian ở nơi sản xuất và nơi cất trữ, hoặc

(b) Sự phân chia cơ học về mặt thời gian, hoặc

(c) Sự nhận dạng rõ ràng của nguyên liệu/sản phẩm có chứng chỉ trong suốt  quá trình sản xuất/buôn bán.

6.3. Phương pháp tỷ lệ phần trăm

6.3.1 Áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm

6.3.1.1 Phương pháp tỷ lệ phần trăm của chuỗi hành trình sản phẩm áp dụng cho tổ chức có sự trộn lẫn giữa nguyên liệu/sản phẩm có chứng nhận với các loại nguyên liệu khác.

6.3.2 Định nghĩa nhóm sản phẩm

6.3.2.1 Tổ chức thực hiện các yêu cầu của quy trình chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn này cho mỗi nhóm sản phẩm nhất định.

6.3.2.2 Nhóm sản phẩm có sự liên quan với: (i) từng loại sản phẩm riêng biệt hoặc (ii) một nhóm các sản phẩm mà có cùng một loại nguyên liệu đầu vào hoặc nguyên liệu tương tự nhau, ví dụ như loài, loại, hạng, v.v.v. Nguyên liệu tạo nên nhóm các sản phẩm cần sử dụng một đơn vị đo lường hoặc các đơn vị đo lường khác nhau có thể chuyển đổi thành một đơn vị đo lường thống nhất.

6.3.2.3 Nhóm sản phẩm có liên quan với những sản phẩm đã được một tổ chức sản xuất hoặc chế tạo tại một địa điểm.

Ghi chú: Yêu cầu này không áp dụng cho các tổ chức nếu không thể xác định rõ các địa điểm sản xuất, ví dụ như các nhà thầu lâm nghiệp, vận chuyển, buôn bán, v.v.

6.3.3 Cách tính toán chứng nhận theo tỷ lệ phần trăm

6.3.3.1 Tổ chức cần phải tính toán tỷ lệ phần trăm chứng nhận cho từng nhóm sản phẩm riêng biệt và cho mỗi giai đoạn khai báo nhất định theo công thức sau.

 

Trong đó:          Pc: Phần trăm có chứng nhận

Vc: Khối lượng của nguyên liệu có chứng nhận

Vo: Khối lượng của các nguyên liệu khác.

Ghi chú: Ngoài nguyên liệu có chứng nhận và nguyên liệu khác, tiêu chí đối với các khai báo chứng nhận riêng biệt yêu cầucả nguyên liệu trung tính (không tham gia trong công thức tính nêu trên). Vì vậy tổng khối lượng của nguyên liệu là tổng của nguyên liệu có chứng nhận, nguyên liệu trung tính và các nguyên liệu khác (Vt=Vc+Vo+Vn; trong đó Vt là tổng khối lượng của nguyên liệu và Vn là khối lượng của nguyên liệu trung tính).

6.3.3.2 Khi tính tỷ lệ phần trăm chứng nhận, tổ chức cần sử dụng một đơn vị đo lường thống nhất dành cho tất cả các nguyên liệu trong công thức tính ở trên.

Nếu các loại nguyên liệu có đơn vị tính khác nhau thì tổ chức phải chuyển đổi tất cả các đơn vị tính đó sang cùng một đơn vị. Tổ chức chỉ sử dụng những hệ đo lường và tỷ lệ chuyển đổi đã được công nhận và được sử dụng phổ biến. Nếu trong trường hợp chưa có một tỷ lệ chuyển đổi phù hợp đã được công nhận thì tổ chức tự quy định và sử dụng một tỷ lệ tin cậy và hợp lý nhất.

6.3.3.3 Nếu sản phẩm chỉ chứa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu có chứng nhận, thì một lượng nguyên liệu tương ứng với phần trăm nhà cung cấp khai báo được tính với tư cách là nguyên liệu có chứng nhận vào công thức trên. Phần nguyên liệu còn lại sẽ được tính với tư cách là nguyên liệu khác.

6.3.3.4 Tổ chức tính tỷ lệ phần trăm chứng nhận theo một trong hai cách sau:

(a) phần trăm đơn giản (điều 6.3.3.5) hoặc

(b) phần trăm luỹ kế (điều 6.3.3.6)

 

6.3.3.5 Tổ chức áp dụng công thức tính tỷ lệ phần trăm đơn giản sẽ tính phần trăm chứng nhận căn cứ vào nguyên liệu trong các sản phẩm cụ thể của một nhóm sản phẩm được tính toán.

6.3.3.6  Tổ chức áp dụng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm luỹ kế sẽ tính phần trăm chứng nhận cho từng nhóm sản phẩm cụ thể và từng khoảng thời gian khai báo, căn cứ vào lượng nguyên liệu đầu vào được mua trong một khoảng thời gian nhất định trước khoảng thời gian khai báo đó. Khi áp dụng phương pháp tính phần trăm luỹ kế, thời kì khai báo không được vượt quá 3 tháng và giai đoạn mua nguyên liệu đầu vào không được vượt quá 12 tháng.

Ví dụ: một doanh nghiệp lựa chọn thời kỳ khai báo là 3 tháng và giai đoạn mua nguyên liệu đầu vào là 12 tháng, thì doanh nghiệp sẽ tính phần trăm luỹ kế cho 3 tháng tiếp theo dựa trên khối lượng nguyên liệu đã mua trong 12 tháng trước đó.

6.3.4 Cách chuyển đối tỷ lệ phần trăm chứng nhận vào sản phẩm đầu ra

6.3.4.1 Phương pháp tỷ lệ phần trăm trung bình

6.3.4.1.1 Tổ chức áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trung bình sẽ sử dụng tỷ lệ phần trăm chứng nhận trung bình đã tính toán được cho tất cả các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm đã tham gia tính toán.

Ghi chú: Không có quy định về giới hạn dưới của tỷ lệ phần trăm có chứng nhận khi sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trung bình. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm có chứng nhận luôn luôn là một phần trong khai báo cung cấp cho khách hàng. Hệ thống cấp chứng chỉ rừng hoặc hệ thống dán nhãn riêng có thể quy định giới hạn dưới cho việc sử dụng nhãn riêng cho hệ thống đó.

Ví dụ: nếu tỷ lệ phần trăm có chứng nhận được tính cho một thời kỳ khai báo 3 tháng là 54%, tất cả các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm, trong thời kỳ khai báo này, có thể được bán/vận chuyển với sự khai báo là sản phẩm có chứa 54% nguyên liệu có chứng nhận, còn gọi là “54% có chứng nhận”

6.3.4.2. Phương pháp tín chỉ khối lượng

6.3.4.2.1 Tổ chức áp dụng phương pháp tín chỉ khối lượng cho từng khai báo. Tổ chức nhận một đơn hàng nguyên liệu nhưng có từ hai khai báo trở lên về loại nguyên liệu, thì tổ chức đó phải sử dụng một sự khai báo chung, hoặc chỉ sử dụng một sự khai báo trong số những khai báo nhận được, để tính tín chỉ khối lượng.

Ghi chú: Nếu tổ chức nhận được một giao hàng nguyên liệu mà có 02 sự khai báo liên quan tới 02 hệ thống chứng nhận khác nhau (ví dụ chứng nhận VFCS/SFI) thì tổ chức đó hoặc có thể thiết lập một tài khoản tín chỉ chung cho cả hai loại khai báo này (chứng nhận VFCS/SFI) hoặc thiết lập tài khoản tín chỉ riêng cho từng loại khai báo tương ứng (VFCS và SFI). 

6.3.4.2.2  Tổ chức dùng phương pháp tín chỉ khối lượng sẽ sử dụng một trong hai phương pháp:

(a) Phần trăm chứng nhận và khối lượng của sản phẩm đầu ra (điều 6.3.4.2.3) hoặc

(b) Nguyên liệu đầu vào và tỉ lệ đầu vào/đầu ra (điều 6.3.4.2.4)

6.3.4.2.3 Tổ chức áp dụng phần trăm chứng nhận sẽ tính toán tín chỉ khối lượng bằng cách nhân khối lượng của sản phẩm đầu ra trong thời kỳ khai báo với phần trăm chứng nhận cho thời kỳ khai báo tương ứng.

Ví dụ: Nếu tỷ lệ phần trăm chứng nhận của một nhóm sản phẩm trong một thời kì khai báo nhất định là 54%, với 100 tấn sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp đạt được tín chỉ khối lượng tương đương với 54 tấn (100x54%) sản phẩm đầu ra.

6.3.4.2.4 Nếu tổ chức đó có thể chứng minh một tỷ lệ quy đổi có thể xác minh được giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, thì có thể tính tín chỉ khối lượng trực tiếp từ nguyên liệu có chứng nhận bằng cách nhân khối lượng của nguyên liệu đầu vào có chứng nhận với tỷ lệ giữa đầu vào/đầu ra.

Ví dụ: nếu khối lượng của nguyên liệu đầu vào có chứng nhận là 70 m3 (ví dụ 100 m3 với sự khai báo là “70% chứng chỉ VFCS”) và tỷ lệ đầu vào/đầu ra là 0,60 (ví dụ 1 m3 gỗ tròn tạo ra 0,6 m3 gỗ xẻ), doanh nghiệp đạt được tín chỉ khối lượng tương đương với 42 m3  gỗ xẻ (=70x0,6).

6.3.4.2.5 Tổ chức cần lập và quản lý một tài khoản tín chỉ cho từng đơn vị đo lường nhất định và nhập tín chỉ khối lượng vào trong tài khoản tín chỉ đó. Tài khoản tín chỉ có thể được thiết lập cho từng loại và tất cả các loại sản phẩm của một nhóm sản phẩm hoặc cho toàn bộ các nhóm sản phẩm nếu tất cả những loại sản phẩm này đều sử dụng chung một đơn vị đo lường.
6.3.4.2.6 Tổng khối lượng tín chỉ tích lũy trong tài khoản tín chỉ không được vượt quá tổng các tín chỉ đã nhập vào trong tài khoản đó trong thời gian 12 tháng gần nhất. Nếu thời gian sản xuất một sản phẩm dài hơn 12 tháng thì có thể kéo dài thời gian tích lũy tín chỉ bằng với khoảng thời gian trung bình để sản xuất ra sản phẩm đó.

Ví dụ: nếu thời gian trung bình để sản xuất gỗ dầu (bao gồm cả giai đoạn sấy khô) là 18 tháng, thì doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian tích lũy tín chỉ tối đa là 18 tháng.

6.3.4.2.7 Tổ chức phân bổ tín chỉ khối lượng từ tài khoản tín chỉ cho các sản phẩm đầu ra thuộc tài khoản tín chỉ đó. Các tín chỉ khối lượng được phân bổ cho các sản phẩm đầu ra bằng cách tính cho sản phẩm đó có chứa 100% nguyên liệu có chứng nhận hoặc chứa ít hơn 100% nguyên liệu có chứng nhận miễn là đáp ứng giới hạn dưới theo quy định của tổ chức. Tổng khối lượng của các sản phẩm có chứng nhận sẽ tương đương với khối lượng tín chỉ đã được rút ra từ tài khoản tín chỉ đó.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp quyết định phân bổ 54 tấn tín chỉ khối lượng của sản phẩm đầu ra, thì doanh nghiệp có thể hoặc là bán 54 tấn sản phẩm có khai báo là 100% nguyên liệu có chứng nhận (ví dụ 54 tấn là “100% chứng nhận VFCS”) hoặc x là số tấn sản phẩm có khai báo bao gồm y% nguyên liệu có chứng nhận, khi đó x nhân  y =  tín chỉ khối lượng đã phân bổ (ví dụ 77 tấn sản phẩm đầu ra có thể được bán với khai báo “70% chứng chỉ VFCS”, khi đó 77 tấn x 0,70=54 tấn).

7. Bán và thông tin trên sẢn phẨm đưỢc khai báo

7.1 Tài liệu đi kèm với sản phẩm được bán/vận chuyển

7.1.1 Tại nơi bán hoặc khi vận chuyển sản phẩm có chứng nhận cho khách hàng, tổ chức phải cung cấp cho khách hàng một bản photo về chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của sản phẩm đó. Tổ chức phải thông báo cho các khách hàng về bất cứ thay đổi nào trong phạm vi của chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm đó và không được lạm dụng chứng nhận này.

Ghi chú: trong trường hợp chứng nhận tại nhiều địa điểm thì mỗi địa điểm nhận từng tài liệu riêng biệt (liên quan đến chứng nhận chính) để xác nhận tình trạng của chứng nhận, khi bán hàng, tổ chức phải cung cấp cho khách hàng một bản photo của tài liệu đó cùng với bản photo chứng nhận chính.

7.1.2 Vì mục đích thông tin cho chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, tổ chức sẽ xác định những tài liệu bắt buộc đi kèm khi giao hàng của tất cả các sản phẩm được buôn bán/vận chuyển. Những tài liệu này cần phải được cung cấp cho từng khách hàng, bao gồm cả sự khai báo chính thức.  Tổ chức lưu trữ bản photo của những chứng từ này và đảm bảo rằng thông tin trên những chứng từ photo này không bị sửa đổi sau khi bản gốc đã gửi đến khách hàng.

Ghi chú: Những tài liệu đi kèm với mỗi đơn hàng cần phải được trao đổi bằng các phương tiện truyền thông, thông tin, kể cả các phương tiện truyền thông điện tử.

7.1.3 Những tài liệu đi kèm với mỗi đơn hàng của tất cả các sản phẩm được chứng nhận bao gồm ít nhất những thông tin như sau:

(a) Thông tin khách hàng

(b) Thông tin nhà cung ứng

(c) Thông tin sản phẩm

(d) Khối lượng của đơn hàng cho mỗi loại sản phẩm được đề cập trong tài liệu

(e) Ngày giao hàng/ giai đoạn giao hàng/giai đoạn thanh toán,

(f)  Sự khai báo chính thức về loại nguyên liệu (bao gồm tỷ lệ phần trăm của nguyên liệu có chứng nhận) cụ thể cho từng sản phẩm có chứng nhận được đề cập trong tài liệu, nếu có.

(g) Những tài liệu để xác định chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của nhà cung cấp hoặc các tài liệu khác nhằm xác nhận tình trạng chứng nhận của nhà cung cấp.

Ghi chú 1: Sự khai báo chính thức, có nghĩa là khai báo đó được thể hiện chính xác bằng văn bản, cùng với các tài liệu chứng minh tình trạng chứng nhận sẽ được đề cập rõ ở phần phụ lục của tiêu chuẩn này hoặc (những) tài liệu khác được quy định trong hệ thống chứng chỉ rừng hoặc hệ thống dán nhãn có liên quan khác.

Ghi chú 2: Đặc điểm để xác nhận thường là “mã số của chứng nhận đó”, bao gồm một dãy số hoặc dãy số và kí tự.

7.2 Sử dụng logo và các nhãn hiệu

7.2.1 Tổ chức sử dụng logo hoặc các nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc cho mục đích thông tin sản phẩm, liên quan tới chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, phải có giấy phép từ chủ sở hữu thương hiệu logo hoặc nhãn hiệu đó hoặc từ đại diện pháp lý của chủ sở hữu.Việc sử dụng phải được thực hiện đúng theo điều khoản và điều kiện của giấy phép.

Ghi chú 1: Khi tổ chức quyết định sử dụng logo/nhãn hiệu, tổ chức đó phải tuân thủ những quy định về việc sử dụng logo/nhãn hiệu do chủ sở hữu logo/nhãn hiệu đó yêu cầu và trở thành một phần bắt buộc trong các yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm.

Ghi chú 2: Trong trường hợp sử dụng logo VFCS, “sự cấp phép” có nghĩa đó là một giấy phép có thời hạn được phát hành bởi Hội đồng VFCS hoặc một đơn vị khác mà được Hội đồng VFCS ủy quyền và “những điều khoản và điều kiện” của giấy phép cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn VFCSdo bên thứ ba đánh giá.

7.2.2 Tổ chức có thể chỉ sử dụng một nhãn hiệu trên sản phẩm cho những sản phẩm có chứng nhận với điều kiện đáp ứng các yêu cầu của việc dán nhãn trên sản phẩm do chủ sở hữu những logo/nhãn hiệu đó quy định.

7.2.3 Tổ chức khai báo trên chính sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm đó (mà không sử dụng logo hoặc nhãn hiệu) về chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm thì phải luôn luôn sử dụng khai báo chính thức và sự khai báo đó của doanh nghiệp phải xác định được.

Ghi chú: Sự khai báo chính thức, có nghĩa là khai báo đó được thể hiện chính xác bằng văn bản, Theo những yêu cầu như trong phụ lục về khai báo hoặc (những) tài liệu khác qui định trong hệ thống chứng chỉ rừng hoặc hệ thống nhãn mác liên quan.

8. NhỮng yêu cẦu tỐi thiỂu cỦa hỆ thỐng quẢn lý

8.1 Những yêu cầu chung

Tổ chức phải vận hành một hệ thống quản lý phù hợp với các thành tố sau đây của tiêu chuẩn này, nhằm đảm bảo sự thực hiện và duy trì chính xác các quy trình trong chuỗi hành trình sản phẩm. Hệ thống quản lý đó phải phù hợp với từng loại, quy mô và khối lượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ghi chú: Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức (ISO 9001:2008) hoặc hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001:2004) có thể được sử dụng để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của hệ thống quản lý được quy định trong tiêu chuẩn này.

8.2 Trách nhiệm và quyền hạn

8.2.1 Trách nhiệm chung

8.2.1.1 Hệ thống quản lý của tổ chức phải xác định rõ và thể hiện bằng văn bản bản cam kết của tổ chức đối với việc thực hiện và duy trì những yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn này.

Nếu nhân viên của tổ chức, nhà cung cấp, khách hàng hoặc các tổ chức khác có yêu cầu thì tổ chức phải cung cấp bản cam kết này.

8.2.1.2 Ban quản lý của tổ chức phải chỉ định một thành viên của ban quản lý chịu trách nhiệm và quyền hạn chung đối với chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức đó, người này không kiêm nhiệm các chức trách khác.

8.2.1.3 Ban quản lý của tổ chức phải tiến hành xem xét định kỳ về chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức mình và kiểm tra sự tuân thủ của chính tổ chức với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

8.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn đối với chuỗi hành trình sản phẩm

Tổ chức phải xác định nguồn nhân sự để thực hiện và duy trì chuỗi hành trình sản phẩm; quy định chức năng và quyền hạn của đội ngũ nhân viên liên quan tới chuỗi hành trình sản phẩm, bao gồm ít nhất các yếu tố như sau:

(a) Việc thu mua nguyên liệu thô và sự xác định nguồn gốc xuất xứ,

(b) Quá trình sản xuất bao gồm cả phương pháp phân chia cơ học hoặc tỷ lệ phần trăm; sự quy đổi phần trăm chứng nhận vào sản phẩm đầu ra,

(c) Dán nhãn và bán sản phẩm,

(d) Lưu trữ hồ sơ,

(e) Đánh giá nội bộ và kiểm soát sự không phù hợp,

(f)  Hệ thống trách nhiệm giải trình.

Ghi chú: Những quyền hạn và trách nhiệm liên quan tới chuỗi hành trình sản phẩm này có thể được phối hợp thực hiện.

8.3 Tài liệu hóa quy trình

8.3.1 Tổ chức phải tài liệu hóa các quy trình chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức thành các văn bản. Quá trình tài liệu hóa những quy trình này phải bao gồm ít nhất những vấn đề sau đây:

(a) Cơ cấu của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của nhân sự liên quan tới chuỗi hành trình sản phẩm;

(b) Mô tả dòng vận chuyển của nguyên liệu trong suốt các quá trình sản xuất/buôn bán, bao gồm cả các nhóm sản phẩm,

(c) Những quy trình thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm bao gồm tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm:

-                      Sự xác định loại nguyên liệu thô,

-                      Sự phân loại cơ học của sản phẩm có chứng nhận (nếu đơn vị áp dụng phương pháp phân chia cơ học,

-                      Định nghĩa nhóm sản phẩm; phương pháp tỷ lệ phần trăm chứng nhận; phương pháp tính tín chỉ khối lượng; quản lý các tài khoản tín chỉ (nếu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm),

-                      Buôn bán/vận chuyển các sản phẩm, khai báo trên sản phẩm và dán nhãn trên sản phẩm.

(d) Các quy trình của hệ thống giải trình trách nhiệm,

(e) Các quy trình đánh giá nội bộ,

(f)   Các quy trình giải quyết khiếu nại

8.4 Lưu trữ hồ sơ

8.4.1 Tổ chức phải thực hiện và duy trì việc lưu trữ hồ sơ liên quan của chuỗi hành trình sản phẩm để cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này cũng như tính hiệu quả và hiệu suất của chứng nhận. Tổ chức cần phải lưu trữ ít nhất các tài liệu liên quan đến nhóm sản phẩm được áp dụng  chuỗi hành trình sản phẩm sau:

(a) Hồ sơ của tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu có chứng nhận, bao gồm bản photo của chứng nhận quản lý rừng hoặc chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của nhà cung cấp hoặc các tài liệu khác xác nhận sự tuân thủ của nhà cung cấp với các yêu cầu đối với nhà cung cấp nguyên liệu có chứng nhận.

(b) Hồ sơ của tất cả các nguyên liệu đầu vào, bao gồm những khai báo về loại nguyên liệu và các tài liệu liên quan đến sự phân phối của nguyên liệu đầu vào.

(c) Hồ sơ về cách tính toán tỷ lệ phần trăm chứng nhận, sự chuyển đổi tỷ lệ phần trăm vào sản phẩm đầu ra và sự quản lý tài khoản tín chỉ, nếu có. 

(d) Hồ sơ về việc bán/vận chuyển của tất cả các sản phẩm bao gồm sự khai báo về loại nguyên liệu và các tài liệu đi kèm với sự phân phối các sản phẩm đầu ra.

(e) Hồ sơ về hệ thống giải trình trách nhiệm, bao gồm cả những hồ sơ về đánh giá rủi ro và quản lý các nguồn cung cấp có rủi ro đáng kể, nếu có.

(f)  Hồ sơ về hoạt động đánh giá nội bộ, sự xem xét định kỳ chuỗi hành trình sản phẩm, những vấn đề không phù hợp đã xảy ra và các biện pháp khắc phục đã được thực hiện.

8.4.2 Tổ chức phải lưu trữ những hồ sơ này ít nhất trong 5 năm.

Ghi chú: Những hồ sơ bao gồm cả các thông tin truyền thông và và điện tử.

8.5 Quản lý nhân sự

8.5.1 Nhân sự

Tổ chức phải đảm bảo và chứng tỏ rằng tất cả các hoạt động liên quan tới việc thực hiện và duy trì chuỗi hành trình sản phẩm được thực hiện bởi một  đội ngũ nhân sự có hiểu biết tốt và kĩ năng thành thạo. Tổ chức cần cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn và trang bị cho nhân viên những kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết.

8.5.2 Hỗ trợ về kĩ thuật

Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng và những hỗ trợ kĩ thuật cần thiết cho việc thực hiện và duy trì tính hiệu quả của chuỗi hành trình sản phẩm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

8.6 Kiểm tra và kiểm soát

8.6.1 Tổ chức phải thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất một năm một lần toàn bộ các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và đề xuất các biện pháp phòng tránh và khắc phục nếu cần thiết.

8.6.2 Báo cáo về hoạt động đánh giá nội bộ cần được xem xét lại ít nhất một năm một lần.

Ghi chú: Hướng dẫn về việc thực hiện đánh giá nội bộ được trình bày tại ISO 19011:2002

8.7Khiếu nại

8.7.1 Tổ chức phải thiết lập những quy trình để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại từ các nhà cung cấp, khách hàng và những đối tác quan tâm về chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức.

8.7.2  Căn cứ trên  khiếu nại được thông báo, tổ chức sẽ:

(a) Thông báo đã nhận được khiếu nại

(b) Thu thập và xác minh tất cả các thông tin cần thiết để đánh giá, công nhận và ra quyết định vềkhiếu nại.

(c) Thông báo chính thức về quyết định và cách thức giải quyết khiếu nại.

(d) Đảm bảo những biện pháp phòng tránh hoặc khắc phục phù hợp đều phải được thực hiện.

8.8 Hợp đồng phụ

8.8.1 Chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức cần phải nêu các hoạt động của các nhà thầu phụ ở trong hoặc ngoài địa điểm của tổ chức mà có liên quan tới quá trình sản xuất, chế tạo các sản phẩm thuộc chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức.

8.8.2 Tổ chức có thể chỉ xem xét các hoạt động thuộc hợp đồng phụ nếu nhà thầu phụ nhận nguyên liệu có chứng nhận được phân tách một cách cơ học với những nguyên liệu khác, nguyên liệu được hoàn trả lại cho tổ chức sau khi các hoạt động sản xuất thuộc hợp đồng phụ đó hoàn thành hoặc tổ chức vẫn còn chịu trách nhiệm đối với việc buôn bán hoặc vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.

Ghi chú 1: Ví dụ về hợp đồng phụ của một nhà in về việc thực hiện công đoạn cắt và đóng sách của nhà in đó thuộc chuỗi hành trình sản phẩm từ khi nguyên liệu in được chuyến đến cho nhà thầu phụ và sản phẩm được hoàn trả lại cho nhà in sau khi hoạt động của nhà thầu phụ được hoàn tất.

Ghi chú 2: Một chủ thể thực hiện quá trình thu mua nguyên liệu thô hoặc bán các sản phẩm đầu ra thì đều phải thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm cho riêng chủ thể đó. Thuật ngữ “nguyên liệu được nhận từ tổ chức” và “hoàn trả nguyên liệu cho tổ chức”  cũng bao gồm trường hợp khi nhà thầu phụ nhận nguyên liệu trực tiếp từ nhà cung cấp với tư cách là đại diện của tổ chức hoặc khi nguyên liệu được gửi đến khách hàng bởi nhà thầu phụ có tư cách là đại diện của tổ chức. Tổ chức vẫn chịu trách nhiệm đối với tất cả các giai đoạn của chuỗi hành trình sản phẩm, bao gồm những yêu cầu liên quan đến hoạt động mua nguyên liệu, bán và truyền thông.

Ghi chú 3: Hợp đồng phụ không được mâu thuẫn với điều 6.3.2.3 quy định về việc nhóm sản phẩm được sản xuất tại một địa điểm.

8.8.3 Tổ chức phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tất các hoạt động hợp đồng phụ mà có liên quan tới chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức đó. 

8.8.4 Tổ chức phải có một thỏa thuận bằng văn bản với tất các nhà thầu phụ để đảm bảo rằng nguyên liệu/sản phẩm có chứng nhận của tổ chức phải được phân tách một cách cơ học với các nguồn vật liệu hoặc sản phẩm khác.

8.8.5 Chương trình đánh giá nội bộ của tổ chức phải bao gồm tất cả các hoạt động của các nhà thầu phụ.

9. Các yêu cẦu vỀ xã hỘi, sỨc khỎe và an toàn trong chuỖi hành trình sẢn phẨm

9.1. Phạm vi

Điều khoản này bao gồm các yêu cầu liên quan tới các vấn đề về sức khỏe, an toàn và lao động dựa trên công ước ILO của tổ chức Lao động thế giới về Nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc, năm 1998.

9.2 Những yêu cầu

9.2.1 Tổ chức phải chứng minh cam kết của về việc tuân thủ các yêu cầu về xã hội, sức khỏe và an toàn được quy định tại tiêu chuẩn này.

9.2.2 Tổ chức phải chứng minh rằng:

(a) Công nhân không bị ngăn cản tham gia các hoạt động tự do liên minh, lựa chọn người đại diện và thương thảo với với chủ lao động,

(b) Không cưỡng bức lao động,

(c) Không sử dụng công nhân là những người dưới độ tuổi lao động thấp nhất hợp pháp, 15 tuổi, hoặc lớn hơn nhưng đang độ tuổi bắt buộc đến trường (trong trường hợp từ 15-18 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật),

(d) Công nhân có cơ hội công việc và được đối xử công bằng,

(e)  Điều kiện làm việc của công nhân không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của họ.


 

PhỤ lỤc 1: Quy đỊnh riêng vỀ khai báo VFCS

Quy chuẩn

 

1. Quy định riêng về khai báo VFCS đối với nguyên liệu có “chứng nhận VFCS”

1.1 Giới thiệu

Quy định riêng này phải được sử dụng cùng với những yêu cầu khác quy định trong tiêu chuẩn khi tổ chức thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm để sử dụng khai báo VFCS trên nguyên liệu có chứng nhận VFCS.

1.2 Khai báo chính thức

Doanh nghiệp phải sử dụng khai báo “X% chứng nhận VFCS” khi thông tin về thành phần của nguyên liệu có chứng nhận VFCS trong sản phẩm đầu ra.

1.3 Những quy định về các loại của nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu có chứng nhận:

(a)             nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng được cung cấp với khai báo của nhà cung cấp “x% chứng nhận VFCS” ,với:

i) Chứng nhận được công nhận bởi VFCS hoặc

ii)Một tài liệu xác nhận nhà cung cấp được VFCS chứng nhận.

(b)             nguyên liệu tái chế (hoặc các loại sản phẩm khác được cung cấp với khai báo “Chứng nhận VFCS”)

Nguyên liệu trung tính:

Là những nguyên liệu không phải có nguồn gốc từ rừng

Nguyên liệu khác:

Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng mà không phải là nguyên liệu có chứng nhận, bao gồm nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng được nhà cung cấp khai báo “Nguồn gốc được kiểm soát VFCS” cùng với một trong ba yêu cầu sau:

i) VFCS chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm

ii) Tài liệu xác nhận nhà cung cấp được VFCS chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Ghi chú: Thuật ngữ “Tài liệu xác nhận nhà cung cấp được VFCS chứng nhận” có thể được sử dụng trong trường hợp chứng nhận quản lý rừng theo nhóm, hay theo khu vực. Chứng nhận chuỗi hành trình (nhóm) sản phẩm tại nhiều địa điểm trong đó nhà cung ứng được cung cấp một tài liệu chỉ rõ phạm vi được VFCSchứng nhận.

1.4 Những yêu cầu bổ sung cho việc sử dụng khai báo “chứng nhận VFCS”

Đối với những sản phẩm được áp dụng chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức sử dụng nguyên liệu tái chế, tổ chức phải tính toán thành phần của lượng nguyên liệu tái chế này dựa theo tiêu chuẩn ISO 14 021 và thông báo về chỉ số này khi có yêu cầu.

2. Quy định về khai báo VFCS đối với nguyên liệu “Nguồn gốc được kiểm soát VFCS”

Ghi chú: Hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS đưa ra thuật ngữ nguyên liệu có nguồn gốc được kiểm soát trình bày ở điều 5 của tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm.

2.1 Giới thiệu

Quy định riêng trong phụ lục này phải được sử dụng cùng với những yêu cầu khác được quy định tại tiêu chuẩn khi tổ chức thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm và hệ thống trách nhiệm giải trình để khai báo VFCS trên các sản phẩm đầu ra đối với những sản phẩm đã áp dụng hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS.

2.2  Khai báo chính thức

Tổ chức sử dụng khai báo “Nguồn gốc được kiểm soát VFCS” trên thông tin về các sản phẩm đầu ra nếu đã áp dụng hệ thống trách nhiệm giải trình VFCS cho những sản phẩm này.

2.3 Những yêu cầu về nguyên liệu đầu vào có “nguồn gốc được kiểm soát VFCS”

Nguyên liệu có chứng nhận:

Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng được phân phối với khai báo của nhà cung cấp “X% chứng nhận VFCS”, với:

(a)             Chứng nhận được công nhận bởi VFCS hoặc

(b)             Một tài liệu xác nhận nhà cung cấp đượcVFCS chứng nhận.

Nguyên liệu trung tính:

Là những nguyên liệu không có nguồn gốc từ rừng

Nguyên liệu khác:

Nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng mà không phải là nguyên liệu có chứng nhận, bao gồm nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng được nhà cung cấp khai báo “Nguồn gốc được kiểm soát VFCS” cùng với một trong ba yêu cầu sau:

i) VFCS chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm

ii) Tài liệu xác nhận nhà cung cấp được VFCS chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Ghi chú: Thuật ngữ “Tài liệu xác nhận nhà cung cấp được VFCS chứng nhận” có thể sử dụng được trong trường hợp chứng nhận quản lý rừng theo nhóm, hay theo khu vực. Chứng nhận chuỗi hành trình (nhóm) sản phẩm tại nhiều địa điểm trong đó nhà cung ứng được cung cấp một tài liệu chỉ rõ phạm vi được VFCS chứng nhận.

 

 


 

PhỤ lỤc 2: ThỰc hiỆn tiêu chuẨn chuỖI hành trình sẢn phẨm đỐi vỚi UỔ chỨCc có nhiỀu đỊa điỂm

Quy chuẩn

 

1. Giới thiệu

Mục đích của phụ lục này là cung cấp hướng dẫn cho việc thực hiện các yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm đối với một tổ chức hoạt động trên nhiều địa điểm khác nhau, nhằm đảm bảo tính thực tế và khả thi về mặt kinh tế cũng như thực hành của chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm. Mặc khác các hoạt động đánh giá cung cấp sự tin cậy vềviệc tuân thủ các qui định của chuỗi hành trình sản phẩm. Chứng nhận nhiều địa điểm cũng cho phép một nhóm các công ty nhỏ và độc lập liên kết để thực hiện và đạt được chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Phụ lục này chỉ bao gồm các yêu cầu cho việc thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm đối với các tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất trên nhiều địa điểm.

2. Các định nghĩa

2.1 Tổ chức có nhiều địa điểm được định nghĩa là một tổ chức có trung tâm điều hành chung, (sau đây gọi tắt là “văn phòng trung tâm”), là nơi mà các hoạt động liên quan được lên kế hoạch, kiểm soát và quản lý; và mạng lưới các chi nhánh (các địa điểm) nơi toàn bộ hoặc một phần các hoạt động của chuỗi hành trình sản phẩm được thực hiện.

2.2 Tổ chức có nhiều địa điểm thì bắt buộc tất cả các điểm phải có mối liên kết hợp pháp hoặc kí kết hợp đồng với văn phòng trung tâm về việc đảm bảo tuân thủ thực hiện các yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm chung  và chịu sự đánh giá hàng năm liên tục của văn phòng trung tâm.

2.3 Tổ chức có nhiều địa điểm có thể bao gồm:

(a)             Những tổ chức có nhiều đại lý hoặc công ty có nhiều chi nhánh, với điều kiện các đại lý hoặc chi nhánh này có chung đơn vị sở hữu, chịu sự quản lý chung và có các mối liên kết trong phạm vi tổ chức trong quá trình hoạt động.

(b)             Nhóm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập liên kết thành lập và đang hoạt động vì mục đích thực hiện chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (nhóm nhà sản xuất).

Ghi chú: Tư cách hội viên trong một hiệp hội không bao hàm trong thuật ngữ “sự quản lý chung hoặc có các mối liên kết trong phạm vi tổ chức”.

2.4 Nhóm nhà sản xuất có nghĩa là một mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ độc lập điển hình liên doanh với nhau nhằm thực hiện và duy trì chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm. Văn phòng trung tâm có thể là một hiệp hội thương mại, hoặc bất cứ một chủ thể có tư cách pháp nhân lâu dài, văn phòng này có thể được thành lập bởi sự chỉ định có mục đích của các thành viên trong nhóm, hoặc văn phòng đó đề nghị cung cấp dịch vụ quản lý cho nhóm và thống nhất với tiêu chuẩn này. Văn phòng trung tâm cũng có thể được điều hành bởi một thành viên của nhóm.

Ghi chú: Trong trường hợp nhóm sản xuất, văn phòng trung tâm có thể được gọi là “Ban quản lý nhóm” và các địa điểm có thể được gọi là “thành viên nhóm”.

2.5 Một địa điểm có nghĩa là một nơi mà tại đó các hoạt động liên quan tới chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức được thực hiện.

2.6 Nhóm nhà sản xuất có giới hạn về số lượng các địa điểm thành viên; các địa điểm này phải thuộc cùng một quốc gia và mỗi địa điểm có:

(a)             Không quá 50 người lao động toàn thời gian hoặc tương đương

(b)             Mức doanh số lớn nhất là 9,000,000 USD hoặc tương đương.

2.7 Tổ chức chứng nhận có thể đề xuất các yêu cầu bổ sung khác cho nhóm nhà sản xuất, trong trường hợp đó, các yêu cầu này phải được tuân thủ.

3. Những tiêu chí hợp lệ của tổ chức nhiềuđịa điểm

3.1 Những vấn đề chung

3.1.1 Chuỗi hành trình sản phẩm của tổ chức phải được điều hành theo hệ thống trung tâm, bao gồm cả sự quản lý và giám sát. Tất cả các địa điểm thành viên (bao gồm cả điểm có chức năng điều hành trung tâm) đều phải áp dụng chương trình đánh giá nội bộ và chương trình này phải được thực hiện trước kỳ đánh giá của tổ chức chứng nhận.

3.1.2 Tổ chức nhiều địa điểm phải chứng tỏ rằng văn phòng trung tâm của tổ chức đã thiết lập một chuỗi hành trình sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn này và toàn bộ tổ chức (bao gồm tất cả các điểm) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.

3.1.3 Tổ chức phải có khả năng chứng tỏ năng lực của mình về việc thu thập và phân tích dữ liệu từ tất cả các địa điểm bao gồm cả quyền hạn của văn phòng trung tâm và khả năng của văn phòng này về việc điều chỉnh các hoạt động trong quá trình điều hành và thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm ở tất cả các địa điểm khi cần thiết.

3. 2. Chức năng và trách nhiệm của văn phòng trung tâm

3.2.1 Văn phòng trung tâm sẽ:

(a)             Đại diện cho Tổ chức có nhiều địa điểm trong quá trình chứng nhận, bao gồm việc liên hệ với tổ chức chứng nhận,

(b)             Nộp đơn cho tổ chức chứng nhận, đề cập rõ quy mô chứng nhận và danh sách các địa điểm tham gia,

(c)              Đảm bảo mối liên hệ bằng hợp đồng với tổ chức chứng nhận,

(d)              Thông báo cho tổ chức chứng nhận khi có yêu cầu về việc mở rộng hoặc thu hẹp quy mô chứng nhận, bao gồm danh sách cập nhật tất cả các địa điểm,

(e)             Thay mặt toàn bộ tổ chức cung cấp một cam kết để thiết lập và duy trì một chuỗi hành trình sản phẩm tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này,

(f)               Cung cấp cho tất cả các địa điểm các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện và duy trì hiệu quả chuỗi hành trình sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn này. Văn phòng trung tâm cũng sẽ cung cấp cho các địa điểm hoặc giúp các địa điểm tiếp cận các thông tin cơ bản như sau:

-   Một bản photo của tiêu chuẩn và tất cả các hướng dẫn liên quan tới việc thực hiện những yêu cầu của tiêu chuẩn này;

-   Quy định về cách sử dụng logo VFCS và các hướng dẫn liên quan tới việc thực hiện những quy định về cách sử dụng logo VFCS;

-   Các quy trình của văn phòng trung tâm đối với việc quản lý một tổ chức có nhiều địa điểm;

-   Các điều khoản của hợp đồng với tổ chức chứng nhận liên quan đến các quyền của tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức công nhận đối với việc tiếp cận tài liệu và hệ thống vận hành của các địa điểm theo yêu cầu của hoạt động  đánh giá hoặc giám sát thường niên, và các quy định về tiết lộ thông tin của các địa điểm với bên thứ ba,

-   Giải thích về nguyên tắc trách nhiệm song phương của các địa điểm trong chứng nhận tại nhiều địa điểm.

-   Những kết quả của chương trình đánh giá nội bộ và sự đánh giá và giám sát thường niên của tổ chức chứng nhận và các biện pháp khắc phục, biện pháp phòng tránh các rủi ro được áp dụng tại mỗi địa điểm;

-   Chứng nhận tại nhiều địa điểm và tất cả các nội dung của chứng nhận liên quan đến phạm vi của chứng nhận và cho tất cả các địa điểm trong phạm vi chứng nhận đó.

Ghi chú: Thuật ngữ “trách nhiệm song phương” có nghĩa là nếu phát hiện một số điều không được tuân thủ tại một địa điểm nào đó hoặc tại văn phòng trung tâm có thể dẫn đến yêu cầu phải thực hiện các biện pháp khắc phục lỗi không phù hợp đó ở tất cả các địa điểm; hoặc yêu cầu tăng cường đánh giá nội bộ ở các địa điểm hoặc sự thu hồi chứng nhận.

(a)             Cung cấp những mối liên kết nội bộ hoặc bằng hợp đồng với tất cả các địa điểm, bao gồm cả những cam kết của các địa điểm về việc thực hiện và duy trì chuỗi hành trình sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn này. Văn phòng trung tâm phải có một hợp đồng hoặc các thỏa thuận bằng văn bản với tất cả các địa điểm, những văn bản này bao hàm quyền của văn phòng trung tâm trong việc thực hiện và áp dụng bất cứ những biện pháp phòng tránh hoặc khắc phục cần thiết nào đó và quyền đề xuất loại bất cứ một địa điểm nào ra khỏi quy mô của chứng nhận nếu những địa điểm đó không tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

(b)             Thiết lập các quy trình bằng văn bản cho việc quản lý của tổ chức có nhiều địa điểm.

(c)              Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến văn phòng trung tâm và các địa điểm phù hợp theo các quy định của tiêu chuẩn này

(d)             Vận hành một chương trình đánh giá nội bộ. Chương trình đánh giá nội bộ bao gồm:

-   Đánh giá tại tất cả các địa điểm (kể cả văn phòng trung tâm) trước khi tổ chức chứng nhận bắt đầu đánh giá

-   Các đánh giá hàng năm tại tất cả các địa điểm thuộc quy mô của chứng nhận (bao gồm cả văn phòng điều hành của những địa điểm này).

-   Đánh giá tại tất cả các địa điểm mới tham gia vào quy mô của chứng nhận trước khi tổ chức chứng nhận bắt đầu quá trình đánh giá của phần mở rộng quy mô chứng nhận;

(e)             Vận hành qui trìnhkiểm soát của văn phòng trung tâm và các địa điểm, bao gồm xem xét lại kết quả của chương trình đánh giá nội bộ, kết quả đánh giá và khảo sát hàng năm của tổ chức chứng nhận; phải thiết lập những biện pháp khắc phục hoặc phòng tránh nếu yêu cầu; và phải đánh giá hiệu quả của những biện pháp khắc phục đã áp dụng.

(f)               3.2.2 Chức năng và trách nhiệm của các địa điểm

(g)             Các địa điểm thành viên của Tổ chức có nhiều địa điểm phải chịu trách nhiệm về:

(h)             Thực hiện và duy trì các yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm tuân theo tiêu chuẩn này;

(i)               Xác nhận tư cách là thành viên với văn phòng trung tâm bằng hợp đồng, bao gồm cả những cam kết về tuân thủ các yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm và những yêu cầu liên quan có thể phải áp dụng khác;

(j)               Phản hồi một cách hiệu quả đối với tất cả các yêu cầu từ văn phòng trung tâm và  tổ chức chứng nhận đối với các dữ liệu, tài liệu hoặc các thông tin liên quan đến những đánh giá chính thức hoặc sự xem xét lại hoặc những vấn đề tương tự;

(k)               Luôn luôn hợp tác và hỗ trợ tích cực trong quá trình thực hiện và hoàn thành các hoạt động đánh giá nội bộ được thực hiện bởi văn phòng trung tâm và các tổ chức chứng nhận, bao gồm sự tiếp cận các nguồn tài liệu và tại các địa điểm;

(l)               Thực hiện các hành động khắc phục hoặc phòng tránh được văn phòng trung tâm thiết lập.

4. Quy mô trách nhiệm về thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này đối với tổ chức có nhiều địa điểm

Yêu cầu của tiêu chuẩn

Văn phòng trung tâm

Các địa

điểm

4 Yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm-

phương pháp phân chia cơ học

 

 

5 Yêu cầu của chuỗi hành trình sản phẩm-

phương pháp tỷ lệ phần trăm

 

 

6 Những yêu cầu tối thiểu của hệ thống quản lý

 

 

6.2 Trách nhiệm và quyền hạn

6.2.1 Những trách nhiệm chung

6.2.2 Những trách nhiệm và quyền hạn cho chuỗi hành trình sản phẩm

(đối với dvàe)

 

6.3 Tài liệu hóa các quy trình

(đối với a, e và f)

6.4 Lưu trữ hồ sơ

Có (đối với f và g)

6.5 Quản lý nguồn lực

Có(chỉ với các hoạt động được cung cấp)

6.5.1 Nguồn nhân lực

 

6.5.2 Thiết bị kỹ thuật

 

6.6 Khảo sát và giám sát

6.7 Khiếu nại

 

 



[1] Giai đoạn chuyển đổi sử dụng từ ISOGuide65:1996 sang ISO/IEC17065:2012 được hoàn thành vào ngày 15 tháng 9 năm 2015. Trong giai đoạn chuyển giao này, tài liệu viện dẫn của cả hai tiêu chuẩn này đều được chấp nhận.

[2] Giai đoạn chuyển đổi sử dụng từ ISOGuide65:1996 sang ISO/IEC17065:2012 được hoàn thành vào ngày 15 tháng 9 năm 2015. Trong giai đoạn chuyển giao này, tài liệu viện dẫn của cả hai tiêu chuẩn này đều được chấp nhận.

 

Thông báo khác

  • THÔNG TƯ 32
  • THÔNG TƯ 31
  • THÔNG TƯ 30
  • THÔNG TƯ 29
  • THÔNG TƯ 28
  • THÔNG TƯ 27
  • CÔNG ĐIỆN TTG
  • CHỈ THỊ 13/CT-TTG NĂM 2019 VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
  • NGHỊ ĐỊNH 35/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
  • NGHỊ ĐỊNH 06/2019/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
  • CÔNG ĐIỆN
  • NỘI DUNG PHÁT ĐỘNG THI ĐUA - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Công điện khẩn số 156/CĐ-TCLN-KL về việc phòng cháy, chữa cháy rừng
  • Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng
  • HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT Trồng thâm canh tre măng bát độ
  • Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
  • Quyết định 4691/QĐ-BNN-TCLN 2018 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
  • Văn bản số 8471/BNN-TCLN ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2018 - 2019
  • Dự thảo thông tư quản lý rừng bền vững
  • LUẬT LÂM NGHIỆP CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2019
  • 81-100 of 107<  1  2  3  4  5  6  >

    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập