• Loading...
 
Công tác bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học huyện Mù Cang Chải
Ngày xuất bản: 25/11/2019 2:13:00 CH
3815: view

 

Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có diện tích là Tổng diện tích Khu bảo tồn: 20.108,2 ha. Trong đó: - Rừng tự nhiên: 19.159,5 ha; Rừng trồng: 943,29 ha.Đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp: 5,41 ha. Cụ thể: Xã Púng Luông: 398,51 ha; Xã Dế Xu Phình: 906,30 ha; Xã Nậm Khắt: 1548,10 ha; Xã Chế tạo: 14.201,42 ha; Xã Lao Chải: 3.048,36 ha Diện tích này thuộc đất lâm nghiệp của các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông, Dế Su Phình của huyện Mù Cang Chải. Trong Khu bảo tồn có những khu vực rừng gần như còn nguyên sinh ít bị tác động, là nơi sinh sống của trên 42 loài động vật quí hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam, 28 loài ở mức độ bị đe doạ toàn cầu, đặc biệt có 4 loài: Niệc Cổ Hung, Gà Lôi Tía, Vượn đen, Voọc Xám đang có nguy cơ đe doạ tiêu diệt loài ở mức toàn cầu.

          Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập đến nay, bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết:

Thứ nhất: Người dân sống trong khu bảo tồn hiện nay là 100% người đồng bào dân tộc, Mông trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu nhiều nơi thường còn thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy du canh, quảng canh còn khá phổ biến, chưa đầu tư phát triển nông nghiệp, khai hoang thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật mới để nâng cao đời sống, việc khai thác gỗ để làm nhà, củi đun, gỗ quan tài chưa được theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng, cháy rừng làm suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên rừng.  

Thứ hai: Do đời sống khó khăn một số người dân địa phương nơi có rừng hoặc gần rừng lợi dụng thời gian nông nhàn, không có việc làm họ lên rừng tận thu, khai thác và vận chuyển gỗ trái phép cho các đầu nậu. Đặc biệt tại các  khu vực vùng sâu, xa và vùng giáp danh với tỉnh Sơn La, Lai Châu (mà cụ thể là Hua Trai và Khoen On).

Thứ ba: Tình trạng người dân địa phương tự ý phá rừng làm nương rẫy, săn, bắt, bắn, bẫy các loài động vật hoang dã như Sơn Dương, Gấu, Khỉ, Lợn rừng, Rắn đã giảm đáng kể song vẫn còn diễn ra lén lút ở vùng sâu, xa, tiếp giáp 2 Huyện, 2 Tỉnh.

Thứ tư: Do đặc thù Khu bảo tồn Loài sinh cảnh Mù Cang Chải có diện tích rộng, địa hình phức tạp, lại trải rộng trên nhiều xã nên việc thoả thuận danh giới giữa đất, nương rẫy của người dân địa phương giữa 2 huyện của 2 Tỉnh vì chưa có kinh phí, quy hoạch để xác định một cách chính xác và đất trong Khu bảo tồn là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm: Khi Khu bảo tồn được hình thành thì mọi hoạt động tác động làm tổn hại đến rừng đều bị ngăn cấm, vì thế sẽ nẩy sinh đến vấn đề thiếu đất sản xuất nương rẫy cho nhân dân ở  các xã vùng cao từ đó một số phần tử xấu còn lén lút phá rừng từng đám nhỏ, đốt  để chiếm đất sản xuất hoặc trồng thảo quả không theo đúng quy định.

Thứ sáu: Hiện nay nguồn thu nhập chính của người dân sống trong Khu bảo tồn chủ yếu dựa vào rừng và tài nguyên rừng, vì thế khi Khu bảo tồn được hình thành thì người dân sẽ mất nguồn thu thập trước mắt như: Bán lâm sản, săn bắn động vật, khai thác thực vật quý hiếm do đó muốn bảo vệ được rừng thì chúng ta cần phải nghiên cứu giải quyết các vấn đề về xã hội, việc làm để tăng thu nhập (chia sẻ lợi ích - trồng rừng - khoán BVR - chăn nuôi - thuỷ lợi...v.v)để cho người dân có thể sống ổn định sinh sống lâu dài.

Qua gần 14 năm thành lập; Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải đã cố gắng phát huy được sức mạnh của tập thể để dần giải quyết được những vấn đề còn tồn tại từ khi thành lập tới nay. Bài học kinh nghiệm của Ban quản lý Khu bảo tồn được đúc rút lại sau 14 năm hoạt động là:

Bài học thứ nhất: Từ thực tiễn hoạt động cho công tác bảo tồn cần phải tìm ra nhiều giải pháp kết hợp để việc quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đạt hiệu quả cao.

- Trước hết phải có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương. Ban quản lý Khu đã thường xuyên liên hệ, trao đổi với chính quyền địa phương 5 xã Khu bảo tồn, các ban ngành của huyện để công tác bảo tồn.

- Thường trực ban quản lý là Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã xây dựng được các quy chế phối hợp công tác với các lực lượng Công An – Quân Đội – Kiểm lâm hỗ trợ nhau trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý các vụ vi phạm Luật.

- Phối hợp tốt với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trong Khu bảo tồn.

Bài học thứ hai: Từ nhận thức được việc tham gia công tác bảo tồn của quần chúng nhân dân cũng hết sức quan trọng nên Ban quản lý đã tổ chức cho người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo tồn thông qua chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước và một số hoạt động phối hợp của Tổ chức FFI và Ban quản lý. Từ đó có sự tham gia tích của cộng đồng địa phương như tổ tuần tra bảo vệ rừng, tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng….Lực lượng này đóng góp tích cực vào các hoạt động trong công tác bảo tồn như: tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến các loài động thực vật và các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng biển và môi trường.

Bài học thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện lâu dài, với hình thức tuyên truyền gần gũi, nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ.

Bài học thứ tư: Cùng với việc thực hiện những giải pháp nói trên thì việc đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn của Ban quản lý luôn được quan tâm chú trọng và tiến hành thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác.

Tóm lại: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác bảo tồn đa dạng sinh học loài Vượn đen tuyền Tây Bắc: cần tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền, sự phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng, ban ngành địa phương, có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và bên cạnh việc thực thi pháp luật, cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân. Đồng thời tìm các sinh kế thay thế giúp cộng đồng dân cư phát triển kinh tế, tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo tồn.

Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm đã được đúc rút trong quá trình hoạt động, Ban quản lý có những phương hướng hoạt động trong thời gian tới để bảo vệ loài vượn đen tuyền:

          1. Về trước mắt

          - Các cấp, các ngành cần phối hợp tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trên cả ba khâu nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, các văn bản dưới luật để các cấp, các ngành và mọi người dân trong khu vực hiểu được những điều cơ bản nhất pháp luật về rừng và lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người, để mọi thành viên trong cộng đồng đều có trách nhiệm và nghĩa vụ cùng với chính quyền thực hiện trực tiếp hay gián tiếp những nội dung công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trong khuôn khổ pháp luật quy định và là người chủ thực sự của các khu rừng. Đây là một biện pháp tích cực, tốn kém ít, đem lại hiệu quả rất lớn.

          - Chính quyền địa phương các cấp nhất là cấp xã cần nâng cao vai trò, chịu trách nhiệm trước cấp trên về quản lí rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương theo Quyết định 07/QĐ-TTg và Chỉ Thị 13 cua Ban Bí thư TW Đảng. Quản lý rừng là trách nhiệm của chính quyền các cấp và việc bảo vệ rừng do lực lượng kiểm lâm cùng BQL phải đóng vai trò nòng cốt.

          - Ban quản lý phải rà soát lại quỹ đất đai của ban quản lý có kế hoạch điều tra kỹ và thống kê được tình hình tài nguyên, chất lượng rừng, động vật rừng để từ đó có biện páhp quản lý, phát triển theo đúng quy định của pháp luật.

          - Cần có chính sách đủ mạnh để giúp các hộ dân ổn định cơ cấu sản xuất, giảm bớt diện tích nương rẫy và đất dành để sản xuất lương thực trên độ dốc cao sang trồng rừng và cây công nghiệp, cây ăn quả ( hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống và tổ chức tiêu thụ  sản phẩm ) tạo điều kiện cho các hộ nông dân, chủ rừng sinh sống trong địa bàn yên tâm sống bằng nghề rừng, bảo vệ rừng.

          - Không nên trồng rừng trên diện tích đất quá dốc hoặc vào các bãi chăn thả. Tăng cường trồng nhiều loài cây bản địa kết hợp với những loài cây đạt năng suất cao, có chu kỳ kinh doanh ngắn. Tạo điều kiện để hình thành các khu rừng do cộng đồng quản lý, rừng do thôn bản quản lý để giải quyết nhu cầu gỗ củi lâu bền cho người dân địa phương và bảo vệ môi trường.

          - Các lực lượng chức năng chuyên trách (Kiểm lâm, Tổ đội tuần tra BVR) và phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an - Quân đội cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, truy quét các phần tử khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép, xây dựng phát hiện sớm và xử lí nghiêm minh, kịp thời những phần tử cố ý không tuân thủ Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, huỷ hoại môi trường sống của cộng đồng và săn bắn động vật rừng trái phép.

          - Thực hiện xã hội hóa công tác QLBVR trong đó lực lượng kiểm lâm là nòng cốt trong bảo vệ rừng, PCCCR phát triển vốn rừng, bố trí lực lượng theo tinh thần hướng về cơ sở theo tinh thần bám dân, bám rừng nhằm tuyên truyền tốt hơn nữa Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, làm tốt công tác tham mưu với Chính quyền cơ sở xã nhằm tăng cường công tác quản lí nhà nước về rừng từ cơ sở, đồng thời kiểm tra, kiểm soát những hành vi vi phạm ngay từ lúc phát sinh.

          - Phát động phong trào thi đua “toàn dân tham gia bảo vệ rừng”, phong trào “3 xanh” thật sâu rộng trong nhân dân xây dựng nhiều qui ước, hương ước bảo vệ rừng làm chuyển biến nhận thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở cộng đồng, góp phần đưa công tác quản lý, bảo vệ rừng ở cơ sở đi vào nề nếp, bền vững và theo đúng quy định của pháp luật.

          - Thực hiện tốt việc khảo sát, thoả thuận ký cam kết của các huyện, xã liên quan giáp danh Khu bảo tồn, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động quản lý giữa các vùng với Khu bảo tồn và hàng năm phải tổ chức hội nghị giao ban với các vùng giáp gianh để đánh giá kết quả công tác bảo vệ rừng, PCCCR và tìm ra những biện pháp, giải pháp quản lý tốt hơncho những năm tiếp theo.

- Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực QLBVR, bảo tồn loài đa dạng sinh học kết hợp với khai thác du lịch sinh thái cộng đồng.

          2. Về lâu dài:

          - Phải tăng cường, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về QLBVR và đa dạng sinh học để nâng cao ý thức BVR cho nhân dân trong vùng.

          - Tỉnh, huyện cần có chính sách mở mang điện - đường - trường - trạm, xây dựng các làng bản mới, tập trung đầu tư các khu chăn nuôi gia súc, nghiên cứu vấn đề thuỷ lợi để khai hoang làm lúa nước, phát triển tiểu thủ công nghiệp (Mây đan, dệt quần áo thổ cẩm…), quảng bá dịch vụ du lịch sinh thái, đầu tư phát triển mạnh về trồng rừng và bảo vệ rừng để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân địa phương và giảm thiểu thấp nhất áp lực đối với tài nguyên rừng.

          - Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số để việc tăng trưởng dân số luôn ổn định, nhằm giảm sức ép của tăng trưởng dân số đối với đời sống việc làm, dẫn đến gây áp lực đối với tài nguyên Động - thực vật rừng. Phục hồi môi trường ở những nơi mất rừng, nâng cao năng lực quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Nguyễn Thị Kim Phượng.Ban quản lý KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập