• Loading...
 
Vai trò của Kiểm lâm địa bàn trong tình hình hiện nay
Ngày xuất bản: 29/06/2016 2:10:00 CH
5284: view

Việc bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BV&PTR,PCCCR) là nhiệm vụ của các cấp, các nghành và toàn thể nhân dân. Trong đó, Kiểm lâm địa bàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu cho UBND xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Kiểm lâm địa bàn cần thực hiện tốt những nội dung như: Nhận thức và hành động: Kiểm lâm địa bàn phải xác định nhiệm vụ BV&PTR, PCCCR hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh rừng. Chính vì vậy Kiểm lâm địa bàn phải có tính đột phá, sáng tạo trong công việc, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về BV&PTR, PCCCR; đồng thời giữ vững kỷ cương, kỷ luật của ngành và nội quy của cơ quan; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn thực hiện theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 4/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã và nhiệm vụ khác của ngành, đơn vị giao cho:

Kiểm lâm địa bàn phải bám dân, bám rừng; nâng cao năng lực công tác và chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Tham mưu cho chính quyền địa phương cấp xã xây dựng các phương án, kế hoạch BV&PTR và ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời điểm các văn bản chỉ đạo điều hành; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc triển khai và thực hiện các văn bản đã được ban hành.

Phối hợp với MTTQ, Dân quân tự vệ, Đoàn Thanh niên, nhà trường và các đoàn thể khác có liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng, toàn diện đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức: Họp thôn (bản), loa đài truyền thanh của xã, thôn (bản) và trên panô, áp phích… để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định BV&PTR,PCCCR. Tham mưu giúp thôn (bản) rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ rừng.

Phối hợp với chính quyền địa phương, thôn (bản), tổ đội bảo vệ rừng, lực lượng Dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi phá rừng, khai thác, săn bắn động vật hoang dã trái phép.

Giúp Chủ tịch UBND xã, Hạt trưởng Kiểm lâm trong việc cập nhật, theo dõi biễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Quản lý địa bàn: Mở rộng các nguồn thông tin qua quần chúng nhân dân tin cậy, đảm bảo bí mật người báo tin, hỗ trợ, chi trả chế độ cho người báo tin theo quy định của pháp luật và thiết lập đường dây nóng ở nhân dân. Tại văn phòng UBND các xã, các thôn (bản) có 01 hộp thư nóng cung cấp số điện thoại của Kiểm lâm địa bàn, Chủ tịch UBND xã, Hạt Kiểm lâm; cập nhật, theo dõi thường xuyên các tụ điểm, đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, buôn bán động vật hoang dã trái phép để triệt phá các đường dây, ổ nhóm lâm tặc, giải quyết kịp thời các điểm nóng, điểm phức tạp về BVR và quản lý lâm sản; phải xác định được vùng trọng điểm cháy để tham mưu cho chính quyền địa phương đưa ra giải pháp cụ thể như: Xây dựng các phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Dân quân tự vệ, tổ đội PCCCR của thôn (bản) về PCCCR, làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng… nhằm hạn chế cháy rừng xảy ra; hàng tháng cần phải làm việc với chính quyền địa phương có nội dung cụ thể và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra rừng, các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản, cơ sở nuôi nhốt động vật rừng để ngăn chặn và nắm bắt tình hình; đến các thôn (bản) phải có nội dung làm việc (có biên bản làm việc kèm theo); các đợt kiểm tra phải lập biên bản và tổng hợp tình hình báo cáo Hạt trưởng, Chủ tịch UBND xã biết và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.Hàng tháng, quý giúp chính quyền địa phương giao ban, sơ kết công tác BV&PTR,PCCCR và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, quý với Hạt trưởng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo Hạt giao, Kiểm lâm địa bàn phải thường xuyên đầu tư đúng mức thời gian, nghiên cứu tài liệu để đáp ứng được nhu cầu BV&PTR,PCCCR; nâng cao ý thức trách nhiệm BV&PTR, PCCCR cho chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, chủ rừng giữ vững an ninh rừng được ổn định và hạn chế thấp nhất về hành vi vi phạm pháp luật BV&PTR./.

Đào Huy Dũng – Phòng QLBVR

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập