• Loading...
 
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái, mùa khô năm 2018 - 2019
Ngày xuất bản: 31/10/2018 5:15:00 CH
2155: view

 

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái, mùa khô năm 2018 - 2019

 

                Để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh về công tác PCCCR và những tác hại do cháy rừng gây ra, đồng thời để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đặc biệt là ở khu vực giáp ranh, các Khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm tập trung thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau

 

      1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và Phát triển rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới".

          2. Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm:

          a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

          - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng trong từng cộng đồng dân cư.

          - Theo dõi, giám sát và kịp thời tham mưu xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm để rừng bị phá, khai thác lâm sản, lấn chiểm đất lâm nghiệp trái phép...xảy ra trên địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở tư pháp và các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng quy định phân công trách nhiệm của các ngành, các địa phương trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.

          - Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

          + Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý rừng theo đúng các quy định của pháp luật.

          + Bố trí lực lượng Kiểm lâm tăng cường tại các xã vùng trọng điểm còn nhiều rừng, các địa bàn giáp ranh; tổ chức tuần tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định.

          + Chỉ đạo các Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố và Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp, chỉ đạo chủ rừng, các lực lượng liên quan thực hiện quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng, tăng cường quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, các hộ gia đình sống gần rừng khai thác, xẻ gỗ làm nhà theo đúng quy định.

          + Siết chặt kỷ cương, kỷ luật; cương quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong hoạt động thực thi công vụ, làm trong sạch đội ngũ cán bộ nhất là trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn; đồng thời thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng.

          b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiếp tục đôn đốc và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác khoáng sản trên địa bàn; kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý và cương quyết giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép, sử dụng sai mục đích để trồng lại rừng; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác...

          c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

          - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, theo dõi, kiểm tra đối với các dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp để kịp thời đôn đốc hướng dẫn, hỗ trợ các dự án đầu tư thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng; kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án vi phạm, sai phạm nghiêm trọng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng hoặc chủ đầu tư không hợp tác, phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

          - Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo quy định.

          d) Sở Tài chính kịp thời thẩm định, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bố trí kinh phí để các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

          đ) Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an các huyện, thị, thành phố chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng (chủ rừng, kiểm lâm, quản lý thị trường....) tăng cường công tác kiểm tra, triệt phá các đường dây tổ chức hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; phối hợp các cơ quan đơn vị chức năng liên quan xử lý đối với chủ rừng, chủ doanh nghiệp được nhà nước giao, cho thuê rừng nhưng thiếu trách nhiệm để rừng bị thiệt hại.

          e) Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tiếp tục nắm chắc tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc trong tỉnh; xác định những vùng có diễn biến phức tạp về công tác quản lý bảo vệ rừng để tăng cường công tác vận động, tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý dứt điểm các trường hợp đồng bào dân tộc phá rừng, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng tập thể, không để xảy ra điểm nóng phức tạp.

          3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, xác định công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trước mắt sau:

- Chỉ đạo kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương đã phát hiện trong thời gian vừa qua; đồng thời làm rõ trách nhiệm của đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan để xẩy ra tình trạng vi phạm, đặc biệt là những cán bộ thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay các vi phạm trên;

          - Chỉ đạo các lực lượng liên ngành của huyện (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) phối hợp với chính quyền cơ sở, hỗ trợ các chủ rừng kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm, tái lấn chiếm đất rừng, chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật; mua bán lâm sản, động vật hoang dã, kiên quyết xóa các "điểm nóng" về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật;

          - Kiểm tra, rà soát các cơ sở chế biến gỗ; quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn, xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chế biến gỗ sử dụng gỗ bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành các quy định về quản lý.

          - Tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích trên địa bàn. Kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi và đề nghị thu hồi theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm.

          b) Thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bàn liên quan đến quản lý bảo vệ  và phát triển rừng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng ở địa phương.

          c) Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do từ nơi khác đến địa phương, vận động người dân trở về nơi cũ, kiên quyết không để dân di cư tự do, các hộ gia đình ra ở riêng lợi dụng phá rừng xẻ gỗ làm nhà trái phép.

          d) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng và các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý  bảo vệ rừng. Nơi nào để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép... mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và không tìm ra đối tượng vi phạm thì người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền nơi đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

          4. Các đơn vị chủ rừng:

          a) Trưởng các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; thủ trưởng các đơn vị chủ rừng khác có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng để nâng cao nhận thức, ý thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư sống gần rừng tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thường xuyên kiểm tra đôn đốc các hộ dân, cộng đồng, tổ nhóm nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng thực hiện tốt các cam kết bảo vệ rừng.

          b) Bố trí lực lượng bảo vệ rừng phối hợp với kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm rừng, khai thác, tang trữ, vận chuyển lâm sản trái phép. Thủ trưởng các đơn vị, chủ rừng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật nếu để xảy ra phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên diện tích được giao quản lý.

           

                              

                                      Đặng Thị Thanh Mai – Chi cục Kiểm lâm Yên Bái

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập