• Loading...
 
Mù Cang Chải làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (viết tắt PCCCR)
Ngày xuất bản: 20/11/2020 12:00:00 SA
6193: view

           Những năm trước đây, Mù Cang Chải cũng là một trong những điểm hay xảy ra tỉnh trạng ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng của người dân chưa cao nên đã dẫn đến một số vụ cháy rừng xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đốt nương, làm rẫy nhất là vào mùa khô hanh. Tuy nhiên đến nay, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhất là công tác PCCC ở huyện Mù Cang Chải ngày càng được tăng cường, các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và tạo ra những chuyển biến tích cực.

Huyện Mù Cang Chải nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 180km, theo quốc lộ 32 nằm giáp ranh với các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Mù Cagn Chải là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nơi đây có Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, là sinh cảnh sống của loài Vượn đen tuyền  một trong những loài linh trưởng quý hiếm cần được bảo vệ.

Tính đến tháng 10/2020 tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 98.627,22 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên 60.088,33 ha; diện tích rừng trồng 20.254,03 ha; diện tích chưa thành rừng 18.284,86 ha). Tỷ lệ che phủ rừng dự kiến đến hết năm 2020 đạt 67,1%. Là một huyện nằm trong vùng trọng điểm cháy của tỉnh Yên Bái, do đó Mù Cang Chải luôn xác định công tác bảo vệ rừng đặc biệt là PCCCR là nhiệm vụ quan trọng trong đó phải tập trung vào đẩy mạnh các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, phòng ngừa các hành vi vi phạm nhằm làm tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Cán bộ Kiểm lâm địa bàn đã bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình của địa phương nói chung và nắm tình hình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mù Cang Chải theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

2. Về công tác phát triển rừng: Trong 10 tháng đầu năm 2020 các đợn vị chủ rừng thực hiện gieo tạo và chăm sóc 300.000 cây giống lâm nghiệp các loại phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020. Và thực hiện trồng mới 336,57/250 ha.

3. Về công tác PCCCR:

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tổ chức kiện toàn 16 Ban Chỉ huy PC,CCR tại 14 xã, thị trấn và chủ rừng với 426 thành viên, thành lập 99 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng tại thôn, bản với 563 người tham gia. Tăng cường công tác tuần tra, bố trí lực lượng trực tại các điểm cao 24/24 giờ trong thời gian cao điểm.

- Thực hiện tốt tuyên truyền có hiệu quả Luật, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PC,CCR như: Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của ban chấp hành trung Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 35/CT-HU ngày 8/10/2019 của Huyện ủy Mù Cang Chải về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác PCCCR; Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải về việc ban hành quy định trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2019-2020.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và PC,CCR trong nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú: Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, băng hình.... Hướng dẫn người dân kỹ thuật đốt nương rẫy, cách thức đốt đảm bảo không để xảy ra cháy lan vào rừng.

- Tổ chức cho người dân các thôn, bản, tổ dân phố học tập các tài liệu, quy định về bảo vệ rừng và PC,CCR, triển khai ký cam kết bảo vệ và PC,CCR đến từng hộ gia đình tại 98 thôn, bản, tổ dân phố trên toàn huyện với 11.295/12.076 lượt hộ, đạt 93,5%.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn huy động nhân dân tu sửa 171,17 km đường băng cản lửa phân chia ranh giới giữa các bản, giữa các loại rừng, làm mới 27,9 km hệ thống đường ranh cản lửa trong rừng giao khoán bảo vệ. Tu sửa, làm mới hệ thống, bảng biểu phục công tác quản lý bảo vệ rừng với 22 bảng nội quy bảo vệ rừng.

- Duy trì, tu sửa 73 chòi canh và lán tạm canh lửa trên địa bàn các xã, thị trấn, lợi dụng địa hình tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh.

4. Về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thực hiện rà soát diện tích đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn, lập hồ sơ, ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng, xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng .năm 2020 trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

Dựa trên kết quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải đạt được trong năm 2019; Ban chỉ đạo nhà nước kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải xây dựng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải năm 2020 như sau:

Một là: Tập trung công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động nhân dân địa phương, đặc biệt là nhân dân ở các khu vực gần rừng tham gia bảo vệ rừng, PC,CCR.

Hai là: Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án trồng rừng từ các nguồn vốn; quản lý bảo vệ và phát triển rừng, dự án nông lâm nghiệp khác trên địa bàn huyện; có biện pháp khắc phục ngay và xử lý nghiêm túc những vi phạm xảy ra ở những vùng thực hiện dự án; đảm bảo các dự án triển khai đúng tiến độ, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn.

Ba là: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống chặt, phá rừng; các đường dây, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép; xử lý các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép. Tăng cường kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tăng cường hoạt động Kiểm lâm địa bàn xã, giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Bốn là: Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện phương án BVR-PC,CCR của các xã, thị trấn các chủ rừng theo phương án đã được phê duyệt.

                                                Nguyễn Thị Kim Phượng

Phòng Quản lý và phát triển rừng

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập