• Loading...
 
Chuyên mục - Bạn đọc hỏi - Cơ quan chức năng trả lời
Ngày xuất bản: 05/04/2018 3:58:00 CH
2116: view

Câu 1:  Hiện nay toàn tỉnh có gần 463.000ha đất có rừng, cùng với sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm thì trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã có sự vào cuộc như thế nào trong công tác bảo vệ rừng thưa ông?

Yên Bái là một tỉnh miền núi có diện tích rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, xoá đói, giảm nghèo nâng cao đời sống của người dân và là một nhân tố gắn liền với đời sống kinh tế- văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh.

            Từ những vấn đề trên, công tác Quản lí bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác Lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh. Năm 2017, diện tích đất có rừng đã tăng thêm trên 7.000 ha so với năm 2016, nâng độ che phủ rừng của tỉnh năm 2017 đạt 62,8%, nằm trong tốp 5 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất toàn quốc. Có được kết quả trên là do sự chỉ đạo và sự phối hợp của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong việc xây dựng phương án qui hoạch, kế hoạch quản lí bảo vệ rừng và trồng rừng phát triển vốn rừng. Cụ thể đó là:

- Công tác Quản lí bảo vệ rừng luôn được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đặc biệt quan tâm, chỉ đạo kịp thời cả về chủ trương, biện pháp, chính sách và kinh phí hoạt động. Đồng thời Chi cục Kiểm lâm đã chủ động  chỉ đạo sát sao cơ sở, kiểm tra đôn đốc thường xuyên hạn chế đến mức tối đa về các vụ phá rừng, cháy rừng xẩy ra trên địa bàn góp phần giảm nhẹ thiệt hại đến tài nguyên rừng. 

- Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và chính quyền địa phương các cấp  trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bước đầu đã thực hiện tốt xã hội hoá công tác Quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Các chương trình dự án triển khai thực hiện đều có hiệu quả. Kinh phí khoán bảo vệ rừng được cấp kịp thời để chi trả cho người dân đã có tác dụng động viên nhân dân yên tâm bảo vệ rừng. Mặt khác cán bộ Kiểm lâm địa bàn được tăng cường cho các xã vùng sâu, vùng xa đã giúp cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định 07/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lí nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Các Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện (nay là Ban chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững) đã hoạt động có hiệu quả, đã củng cố các Ban chỉ đạo từ huyện xuống các xã và có qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tích cực kiểm tra, đôn đốc các địa bàn trọng điểm.

- Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị trong lực lượng là lòng cốt trong công tác Quản lý bảo vệ rừng, Quản lý lâm sản đã xây dựng được khối đoàn kết thống nhất về quan điểm trong lĩnh vực QLBVR được Đảng và Nhà nước giao. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ quan, quy chế làm việc, mở rộng và phát huy vai trò làm chủ, chủ động sáng tạo trong nhiệm vụ được giao.

- Giá trị kinh tế từ rừng đã được khảng định, đó là động lực chủ yếu tạo sự  gắn kết giữa người dân với rừng. Từ đó họ có ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng tại địa phương.

 

Câu 2: Vâng, có thể nói nhờ có sự phối hợp tích cực đồng bộ đó mà niên vụ 2016-2017 toàn tỉnh chỉ xảy ra 1 vụ cháy rừng, so với niên vụ 2015-2016 đã giảm được 8 vụ cháy rừng. Tuy nhiên bước sang năm nay tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp, đặc biệt hiện nay đang là thời điểm của mùa hanh khô nên vừa qua tại huyện vùng cao Trạm Tấu đã xảy ra cháy rừng. Vậy nguyên nhân do đâu thưa ông?

Như các bạn đã biết trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã xảy ra 01 vụ cháy rừng tại xã Làng Nhì, theo nhận định nguyên nhân chủ yếu đó là:

Thứ nhất: Từ giữa tháng 02 đến đầu tháng 3 năm 2018 tại các huyện phía tây của tỉnh, thời tiết nắng nóng kéo dài kết hợp với gió Lào khô nóng thổi, vì vậy dự báo cấp cháy rừng tại các địa phương luôn luôn ở cấp cực kỳ nguy hiểm dễ gây cháy rừng ở bất cứ lúc nào.

Thứ hai: Trong thời gian qua, đặc biệt tại các huyện vùng cao bị ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại đã làm cho thảm thực bì tại đây bị chết khô, chỉ cần tác động của nguồn nhiệt có thể dễ gây cháy rừng lớn và lan tràn nhanh.

Thứ ba: Do ý thức của một bộ phận người dân địa phương bất cẩn trong việc sử dụng lửa tại các khu rừng và việc đốt nương rẫy không đúng quy định đã gây cháy lan vào rừng.

 

Câu 3: Như vậy các vụ cháy rừng xảy ra hầu hết là do con người, phải chăng 1 số địa phương chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền, thậm chí còn buông lỏng quản lý rừng thưa ông?

Đúng, như các bạn đã biết cháy rừng có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung vẫn là do con người gây ra. Trong thời gian vừa qua các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã làm rất tốt công tác tuyên truyền đối với người dân trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền các địa phương và các ngành chức năng tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại các thôn bản, ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới hộ gia đình, cộng đồng dân cư, đồng thời hướng dẫn nhân dân kỹ thuật đốt nương và đốt nương có kiểm soát như các địa phương đã làm. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tốt với các cơ quan truyền thông trên địa bàn trong việc tuyên truyền, dự báo cảnh báo cháy rừng trên hệ thống loa phóng thanh tại các địa phương, đặc biệt là tại huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với еi truyÒn thanh- truyÒn h×nh huyÖn ®· th­êng xuyªn ®­a c¸c b¶n tin, ChØ thÞ vÒ c«ng t¸c phòng cháy, chữa cháy rừng t¹i huyÖn, sao in b¨ng ®Üa b»ng hai thø tiÕng göi cho c¸c x· tuyªn truyÒn vÒ c«ng t¸c phòng cháy, chữa cháy rừng trong suèt vô kh« hanh.

Tuy nhiên do ý thức của một bộ phận người dân địa phương bất cẩn trong việc sử dụng lửa và việc đốt nương rẫy không đúng hướng dẫn đã gây cháy lan vào rừng như trong thời gian vừa qua.

 Trần Viết Nhân - Chi cục Kiểm lâm Yên Bái

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập