• Loading...
 
NGƯỜI MÔNG MÙ CANG CHẢI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày xuất bản: 25/12/2017 11:45:00 SA
2173: view

 

       Rừng đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người, đặc biệt với đồng bào các dân tộc ít người sống nhiều năm với rừng trong đó có người Mông. Nhưng thời gian qua, người Mông mình cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đã đối xử không tốt như những gì rừng mang lại cho mình. Người Mông đã gắn liền với cuộc sống du canh du cư đổi rời nơi ở, Người Mông lại chặt cây rừng chọn những cây to để lấy gỗ dựng nhà, làm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, cây nhỏ để làm củi đun. Mỗi lần du cư đến vùng đất mới là những cánh rừng  lại bị chặt hạ để lấy đất làm nương rẫy trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm. Để duy trì cuộc sống, hàng ngày đàn ông người Mông đi rừng, bẫy thú về làm thực phẩm. Cuộc sống cứ như vậy trôi đi, khi đất đai hết màu mỡ, bạc màu người Mông lại tiếp tục đến vùng đất mới sinh sống. Khi người Mông ra đi để lại một cánh rừng đã bị chặt hạ.

          Mù Cang Chải là huyện miền núi nghèo của tỉnh Yên Bái và cũng là một trong số 63 huyện nghèo nhất cả nước. Ai đã lên xứ Mù đều nhận thấy nơi đây thật khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, núi cao rồi tiếp núi cao trập trùng; khí hậu khô nóng, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn đã mang lại điều kiện sống không mấy thuận lợi cho con người nơi đây. Cũng như đại đa số đồng bào dân tộc Mông trong cả nước, người Mông Mù Cang Chải bao nhiêu đời nay đã gắn với cuộc sống du canh du cư. Được sự tuyên truyền lâu dài của Đảng, Nhà nước và các Sở Ban, ngành mà người Mông nơi đây đã dần bỏ cuộc sống du canh, du cư, nay đây mai đó về định cư tại các bản làng; được sự tuyên truyền của Đảng, người Mông không nghe theo kẻ xấu vì lợi ích kinh tế trước mắt mà gây tổn thất cho tài nguyên rừng. Đặc biệt người Mông huyện Mù Cang Chải, cuộc sống của họ ngày nay đã gắn liền với công tác quản lý bảo vệ rừng; gắn bó định cư tại làng, bản, làm nông nghiệp nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất; biết sản xuất Nông lâm kết hợp, thâm canh trồng rừng, quan tâm đến các kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, giống mới cho năng suất cao.

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, của chính quyền địa phương; nhiều bản làng người Mông đã xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ rừng...trong quy ước đã nêu rất rõ quy định xử phạt khi một người nào đó chặt gỗ, săn bắt thú rừng; nhiều bản làng có những khu rừng thiêng, đây là nơi cả bản làng cùng nhau bảo vệ, cùng nhau phát triển cùng nhau hưởng lợi. Hàng năm các bản người Mông còn tổ chức Lễ hội bảo vệ rừng, tổ chức cùng nhau ký cam kết bảo vệ rừng. Đây là những hoạt động rất có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của người dân với rừng. Không chỉ bảo vệ, mà đồng bào người Mông huyện Mù Cang Chải bây giờ còn phát triển rừng một số hộ gia đình người Mông đã  nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất, những diện tích rừng được hộ đồng bào dân tộc Mông nhận khoán bảo vệ phát triển tốt.

Huyện Mù Cang Chải là nơi tuy khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng ưu ái cho người dân nơi đây những điều tuyệt vời không phải nơi nào cũng có được. Khí hậu ấy, địa hình ấy đã là nơi sống lý tưởng của loài Vượn đen tuyền, một loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Vì vậy, năm 2006; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Mù Cang Chải ra đời với mục tiêu bảo vệ sinh cảnh sống của loài Vượn đen tuyền và một số loài thú quý hiếm khác. Từ khi thành lập đến nay, Khu bảo tồn đã làm tốt vai trò của mình là nơi sinh sống bảo vệ cho các loài thú quý hiếm này; và người Mông năm xã Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình và Lao Chải chính là người bảo vệ chở che cho Khu bảo tồn. Với sự đồng lòng nhất trí cùng Ban quản lý Khu bảo tồn bảo vệ đến cùng vốn rừng đang có; từ khi thành lập đến nay hơn 20 nghìn ha rừng tự nhiên vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt là nơi sinh sống lý tưởng cho các loài thú quý hiếm trong đó có nhiều loài linh trưởng.

Và rừng cũng không phụ lòng người, rừng đã mang lại cho người Mông một nguồn thu nhập đáng kể. Khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi một ha rừng, một năm cũng cho 400 nghìn đồng. Nhìn con số 400.000 tuy nhỏ nhưng cũng là một con số lớn giúp người mông huyện Mù Cang Chải mỗi một nhân khẩu xã Chế Tạo cũng đã hưởng  triệu đồng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Có số tiền này, bà con người Mông đã có một cái tết đầm ấm hơn, bà con đã mua được nhiều vật dụng hiện đại trong nhà như tivi, xe máy, con em đồng bào mông đã được đi học. Lên Mù Cang Chải bây giờ bạn sẽ không bắt gặp những cô bé gái rụt rè, e thẹn vì không biết tiếng kinh nữa, các em đã được cắp sách đến trường. Không thể phủ nhận rừng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đồng bào nơi đây.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng của chúng tôi ở nơi đây đã nhàn hơn rất nhiều, từ lợi ích mà rừng mang lại, tự người dân đã đồng lòng bảo vệ rừng, mùa mưa cũng như mua khô, trời giá lạnh cũng như trời nắng, đều đặn tổ tuần tra bảo vệ rừng trong Khu bảo tồn nói riêng cũng như tổ bảo vệ rừng của các xã các anh vẫn đi rừng, vẫn báo về Hạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ rừng. Không một người dân nào tự ý vào rừng phá rừng trái phép, họ đã xa rời hẳn với cuộc sống du canh du cư để định cư, lập nghiệp với rừng.

Người Mông ngày nay, nhờ Đảng nhờ Nhà nước đã thay đổi nhiều về tư duy và nhận thức, gắn bó với rừng, bảo vệ và phát triển rừng đời sống ngày càng được cải thiện nhờ rừng. Có thể nói Rừng là “cơm” của người Mông, Đảng và Nhà nước là “trái tim” của người Mông; Đảng,  Nhà nước và Rừng là nguồn sống cho đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.

                                                                  Nguyễn Thị Kim Phượng 

 

                                                    CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH YÊN BÁI 

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập