• Loading...
 
YÊN BẢI CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày xuất bản: 28/12/2017 4:07:00 CH
2186: view

 

         Là một tỉnh miền núi có diện tích đất lâm nghiệp và và diện tích rừng lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến đến tháng 12 năm 2017, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 462.386.85 ha (rừng đặc dụng 35.475,63 ha; Rừng phòng hộ 133.571,7 ha; Rừng sản xuất 222.514,99 ha; Rừng ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp: 40.824,53 ha; Rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp: 40.824,8 ha). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 ước đạt 62,8% đến năm 2020 đạt 63% do đó, công tác trồng, phát triển rừng tại tỉnh Yên Bái ngày càng được chú trọng. Tận dụng tối đa thế mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng và phòng chống cháy rừng; hạn chế đến mức thấp nhất nạn phá rừng trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tổng diện tích rừng toàn tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh thực hiện trồng mới được hơn 15.000 ha rừng các loại, hình thành được vùng sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ cho công nghiệp chế biến lớn và xuất khẩu của tỉnh như: gỗ ván bóc, vỏ và tinh dầu quế, măng tre Bát độ, Sơn tra... trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng về trồng rừng sản xuất. Ở nhiều nơi, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghề chính và làm giàu được từ nghề rừng.

          Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển sản xuất lâm nghiệp tại địa phương, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái). Theo đó khuyến khích sản xuất lâm nghiệp với những loài cây bản địa, cây đặc sản, được quy hoạch theo từng địa phương để tạo vùng sản xuất tập trung. Cụ thể:

          - Phát triển loài cây Sơn tra, hình thành vùng Sơn tra tại 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Với chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hộ, nhóm hộ để mua cây giống, phân bón... phục vụ trồng rừng, mức hỗ trợ là 6,0 triệu đồng/ha.

- Phát triển loài cây Quế, tre Bát độ và mở rộng vùng phát triển quế, tre Bát độ ở các huyện vùng thấp của tỉnh như huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên. Đồng thời gắn với các cơ sở chế biến tập trung có quy mô phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân. Với chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hộ, nhóm hộ để mua cây giống trồng rừng (Đối với loài cây quế mức hỗ trợ là 1,0 triệu đồng/ha đối với huyện Văn Yên và 3,0 triệu đồng/ha đối với các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên. Đối với cây tre Bát độ mức hỗ trợ là 1,0 triệu đồng/ha đối với huyện Trấn Yên và 3,0 triệu đồng/ha đối với các huyện Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn)

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, tỉnh Yên Bái cũng chú trọng tới việc quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng năng suất và hiệu quả rừng trồng, tạo tiền đề cho sự thành công đối với kinh doanh rừng trồng. Cụ thể:

Đối với các địa phương, đơn vị: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống có chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng; khuyến khích sử dụng cây giống vô tính chất lượng cao (mô, hom) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong trồng rừng sản xuất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; chú trọng kiểm tra tại các vườn ươm của hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ; kiểm soát chặt việc vận chuyển, lưu thông giống trên thị trường. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý khi phát hiện có vi phạm.

Đối với sản xuất kinh doanh giống: phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng như sử dụng vật liệu giống đưa vào gieo ươm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; cây giống trước khi xuất vườn phải được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống lô cây con của cơ quan có thẩm quyền.

Nhân rộng mô hình thí điểm trồng rừng gỗ lớn tại huyện Trấn Yên ( rừng trồng Keo 50 ha/ 4 xã) từng bước xây dựng đề án trồng mới và chuyển hóa rừng trồng sang rừng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh đến 2025 nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng, phấn đấu tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 7%/năm trở lên; năng suất rừng trồng bình quân 15m3/ha/năm; trữ lượng khoảng 150-180m3/ha đối với rừng gỗ lớn, chu kỳ 12 năm và 80 – 100 m3/ha đối với rừng gỗ nhỏ, chu kỳ 7 năm.

Thực hiện Nghị quyết lần thứ  XII của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Yên Bái  nâng cao giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp và đưa độ che phủ của rừng lên 63% thì trong những năm tới cần được các cấp, các ngành và nhân dân cần trú trọng quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trong đó, diện tích trồng rừng của tỉnh không ngừng được tăng lên, cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sản phẩm, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong và ngoài tỉnh.

 

                                                         Phạm Thị Tuyết Phương

 

           Phòng sử dụng và Phát triển rừng 

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập