• Loading...
 
Yên Bái tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Ngày xuất bản: 20/11/2020 12:00:00 SA
5109: view

 Ngay sau khi Luật Lâm nghiệp 2017 được Quốc hội thông qua (Luật Lâm nghiệp được thông qua ngày 15/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019), các cấp chính quyền, ngành chức năng, các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, các quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Yên Bái là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn (522.983 ha); hầu hết diện tích này được giao cho chủ rừng là tổ chức, cá nhân và UBND xã quản lý. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chín tháng đầu năm 2020 đã được chính quyền địa phương và các chủ rừng thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ngay từ đầu năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp dưới sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, tổng diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng thực hiện năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh là 221.070,8 ha rừng (bao gồm: Rừng phòng hộ 120.370,2 ha; Rừng đặc dụng 119.917,1 ha; Rừng tự nhiên sản xuất 72.144,2 ha). Hiện nay, các đơn vị đang triển khai thực hiện bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán. Bên cạnh đó, các chủ rừng đang thực hiện chăm sóc trên 28 nghìn ha rừng trồng chưa thành rừng trong đó 186 ha rừng đặc dụng, 4.676 ha rừng phòng hộ, và rừng trồng sản xuất là 23.850 ha.

Toàn tỉnh hiện đã trồng được 14.694,2 ha, đạt 91,8 % kế hoạch năm; sản xuất được 125.924 nghìn cây/101.000 nghìn cây đạt 124,7% kế hoạch năm; cây giống đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

          Để có được kết quả đó, dưới sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT Chi cục Kiểm lâm thực hiện các nhiệm vụ:

  1. Phối hợp với Đài phát thanh- truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên mục về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển rừng để nhằm tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia. Qua đó nhận thức, ý thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, người dân địa phương đã được nâng lên rõ rệt, đã phát huy được tinh thần, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

        2. Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và truy quét ;âm tạc tại các địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nhờ vậy lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện được 106 vụ vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng và đã xử lý được 97 vụ, thu nộp cho Ngân sách nhà nước hơn 330 triệu đồng. Tình trạng vi phạm phát luật trong lĩnh vực lâm nghiệp được kiểm soát; công tác PCCCR được tăng cường nên từ đầu năm đến nay toàn tỉnh chỉ xảy ra 02 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại là 5,7 ha (giảm 05 vụ và 50,2 ha so với cùng kỳ năm 2019).

        3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng quan tâm chú trọng, triển khai thực hiện đồng bộ. Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương hàng năm duy trì và củng cố 310 tổ xung kích chữa cháy rừng gồm 3.214 người ở các xã, phường và các chủ rừng, nòng cốt của tổ xung kích lấy lực lượng dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên làm nòng cốt tham gia.

        Tuy được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, các Sở, Ban, Ngành nhưng khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là tỉnh có diện tích lâm nghiệp tương đối lớn (522.983 ha) trong đó diện tích đất có rừng cần bảo vệ là 433.586,2 ha; địa hình phức tạp, lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh còn ít, kinh phí hỗ trợ đầu tư còn hạn hẹp, do đó còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

          Xác định nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và phát triển rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không được chủ quan, lơ là. Các tháng cuối năm 2020; dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT chi cục Kiểm lâm tiếp tục tăng cường nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng cụ thể:

        Một là: Đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lâm sản, chú trọng kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

        Hai là: Làm tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng gắn theo dõi diễn biến rừng với công tác quản lý, bảo vệ rừng tại gốc; định kỳ tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về lâm nghiệp.

        Ba là: Tiếp tục tăng cường thực hiện đồng bộ các biện pháp PCCCR trong mùa khô hanh 2020 – 2021, hạn chế thấp nhất cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng xảy ra.

        Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, các hội nghị tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dân thi hành Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bị hoãn do dịch Covid.

        Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm đó; Chi cục Kiểm lâm phải tập trung vào một số nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp, tập trung hoàn thành các kế hoạch năm 2020; đảm bảo hoàn thành các dự án bảo vệ và phát triển rừng đang thực hiện tại tỉnh./.

 

Nguyễn Thị Kim Phượng – Phòng Quản lý và phát triển rừng

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập