• Loading...
 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2010. (SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LẤY GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀN GỖ CHÍNH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ SẢN XUẤT CHO 62 HUYỆN NGHÈO)
Ngày xuất bản: 31/10/2018 2:31:00 CH
2659: view

 (SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG MỘT SỐ LOÀI

CÂY LẤY GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀN GỖ CHÍNH PHỤC VỤ TRỒNG

 RỪNG PHÒNG HỘ VÀ SẢN XUẤT CHO 62 HUYỆN NGHÈO)

          Tên gọi: Sơn Tra

          Tên khác: Táo mèo

          Tên khoa học: Docynia indica

          Họ: Hoa hồng (rosaceae)

1. Đặc điểm sinh học và công dụng

1.1. Đặc điểm sinh học

          - Hình thái: Cây Sơn Tra (còn được gọi là cây táo mèo) là loài cây ưa sáng, có chiều cao từ 5 – 15m, cây phân cành thấp ở độ cao 1,5 – 2m, các cành nhiều gai. Ở các cây non, vở nhẵn màu xám, phát triển thành các vết nứt nông chạy theo chiều dọc thân cây với các gợn hẹp, ở các cây già lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non. Sau trồng 5 – 7 năm cây bắt đầu ra quả, tuổi thọ của cây đạt từ 40 năm trở lên.

          - Sinh thái: Cây có khả năng tái sinh chồi và tái sinh hạt tốt, chịu được nhiệt độ cao sau khi cháy cây vẫn không bị chết, đồng thời có thể chịu được rét nêm mọc ở độ cao trêm 1.000m.

Ở Việt Nam, cây Sơn tra phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái……Cây mọc rải rác trong rừng tự nhiên, người dân chủ yếu gây trồng trong vườn nhà để lấy quả.

1.2. Công dụng

          Quả Sơn Tra hình tròn đường kính có thể đạt 5cm, có rất nhiều tác dụng trong y học như: chữa bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, dễ ngủ và giảm béo v.v

2. Điều kiện gây trồng

2.1. Điều kiện khí hậu địa hình

Nhiệt độ bình quân (oC)

Lượng mưa

(mm/năm)

Độ cao tuyệt đối (m)

Độ dốc (o)

Hàng năm

Tháng nóng nhất

Tháng lạnh nhất

15 - 20

25 - 30

5 - 10

1.500 – 2.000

1000 - 2000

<30

2.2. Điều kiện đất đai

Cây sinh trưởng tốt ở nơi đất ẩm, mát, còn tính chất đất rừng, thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, độ dầy tầng đất >50cn, độ pH từ 5,5 – 7.

3. Giống và tạo cây con

3.1. Giống

3.1.1. Nguồn giống

Lấy giống từ rừng trồng hoặc rừng tự nhiên, chọn những cây mẹ để lấy giống đạt tiêu chuẩn từ 10 -15 tuổi, năng xuất cao, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, tán lá đều tỏa rộng.

3.1.2. Thu hái hạt giống

Mùa ra hoa vào tháng 2 – 4, chín vào tháng 9 – 10, quả khi còn non có màu xanh mơ, khi chín có màu vàng và màu vàng đỏ, mỗi quả có từ 5 – 7 hạt hình như hạt thóc màu nâu.

Phương pháp thu hái là dùng sào có móc để bẻ từng chùm quả xuống, tránh bẻ cành hoặc chặt cây.

3.1.3. Chế biến và bảo quản hạt

Quả thu về để thành đống trong nhà, dùng nilon hoặc bạt đậy kín 2 -3 ngày cho quả chín vàng đều rồi bổ quả tách lấy hạt. Hạt được phơi dưới nắng nhẹ từ 5 – 7 ngày sau đó bảo quản khô hoặc bảo quản lạnh. Thịt quả được tận dụng bằng cách phơi khô đóng gói cất trữ hoặc bán ra thị trường.

Một số thông số kỹ thuật

Số lượng                     hạt/1kg

Tỷ lệ này mầm (%)

Độ thuần (%)

Hàm lượng nước (%)

Trọng lượng 1000 hạt (g)

10.000–15.000

>90

>85

<10

80

3.2. Tạo cây con

3.2.1. Chọn lập vườn ươm

Chọn và lập vườn ươm phải theo Tiêu chuần nghành 04-TCN-52-2002

Được ban hành theo quyết định số 3588/QĐ-BNN-KHCN, ngày 3/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Vườn Ươm gần nơi trồng rừng (không xa quá 4km) để thuận tiện cho việc vận chuyển và đảm bảo chất lượng cây con.

- Vườn ươm nhỏ, phân tán. Công xuất mỗi vườn ươm không quá cho 50ha trồng rừng(80.000 – 100.000 cây)

- Mặt bằng vườn ươm phải tương đối bằng phẳng, thoát nước, nơi dãi nắng.

- Gần nguồn nước sạch và có đủ nước tưới quanh năm, không dùng nước ao tù, nước đọng.

- Vườn phải đạt xa nguồn bệnh. An toàn, dễ bảo vệ, không bị gia súc phá hoại.

3.2.2. Thời vụ gieo ươm

Tốt nhất là gieo ngay sau khi thu hái và chế biến hạt vào tháng 9 - 10

3.2.3. Chuẩn bị đất gieo

Luống gieo phải được cày bừa hoặc cuốc lật đất sâu 30cm, phơi kỹ rồi đập nhỏ, nhặt sạch cỏ và rễ cây. Mặt luống rộng 1m, rãnh luống rộng 0,5- 0,6m. Tốt nhất dùng lớp cát tinh phủ lên trên luống gieo 3 - 5cm để tránh mầm bệnh.

Trước khi gieo hạt 5-7 ngày phun Viben C 0,3% liều lượng 0,3 lít/m2 để phòng bệnh thối cổ rễ.

Trước khi gieo hạt một ngày tưới nước đủ ẩm cho luống gieo.

3.2.4. Xử lý hạt

Ngâm hạt đã loại bỏ hết tạp vật, hạt lép trong dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,5 – 1% trong 30 phút, vớt hạt ra rửa sạch rồi tiếp tục ngâm hạt trong nước ấm 40 – 500C để nguội dần sau sau 12 giờ. Hạt vớt ra cho vào túi vải, mỗi túi không quá 2kg hạt để nơi khô giáo. Hàng ngày rử chua bằng nước ấm 300C để ráo ủ lại khoảng 3 – 5 ngày, khi 1/3 số hạt nứt nanh thì đem gieo. Trong suốt thời gian ủ hạt cần giữ nhiệt độ 30 - 400C.

3.2.5. Gieo hạt

Hạt được trộn với tro bếp hoặc cát mịn rồi gieo vãi đều trên luống, 1kg hạt gieo trên 15 – 20m2. Sau đó rắc một lớp đất bột phủ kín hạt. Dùng ô doa lỗ nhỏ hoặc bình phun thuốc sâu đã rửa sạch tưới nhẹ. Tiếp tục tưới đủ ẩm cho đến khi cây mầm dài 2 – 3cm thì đem cấy vào bầu.

Chú ý: luống gieo phải có giàn che, chống chim, chuột và côn trùng phá hại. Nên gieo hạt làm nhiều lần để tránh rủi ro.

3.2.6. Tạo bầu

3.2.6.1. Vỏ bầu

Vỏ bầu bằng P.E, có khích thước 9 x 13cm. Bầu không đáy, đục lỗ xung quanh, đảm bảo độ bền để khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng.

3.2.6.2. Thành phần hỗn hợp ruột bầu( theo thể tích)

 Đất mặt dưới tán rừng hoặc đất tầng B:88%. Thành phần cơ giới: thịt           nhẹ đến trung bình

 Phân chuồng hoai : 10%

 Supe lân: 2%. Phân supe lân không vón cục, hàm lượng P2O5  tổng số đạt tỷ lệ 14%

- Kỹ thuật trộn đất để đóng bầu:

Đất để đóng bầu và phân chuồng hoai mục được đập nhỏ, sang qua lưới săt(đường kính mắt lưới 1 – 2cm) để loại bỏ rễ cây và tạp vật. Trộn đều các thành phần đất, phân chuồng và supe lân theo tỷ lệ quy định và vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng phủ kín ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng.

3.2.6.3. Tạo luống đặt bầu

Luống rộng 1m, chiều dài tùy theo điều kiện địa hình của vườn ươm (nhưng tối đa 10m). Rãnh luống rộng 0,5 – 0,6m. Mặt luống được dọn sạch cỏ dại, san phẳng nện chặt

3.2.6.4. Đóng và xếp bầu

Cho hỗn hợp ruột bầu vào 1/3 bầu, lèn chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đầy hỗn hợp ruột bầu vào bầu, dùng ngón tay lèn cho đất xuống đều và chặt vừa phải. Bầu dược xếp thành hàng xát nhau trên luống, cứ 2 hàng bầu chừa lại một hàng. Hàng chừa lại lấp đất khoảng 2/3 thân bầu. Mép luống phải đắp bờ cao ít nhất 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả.

3.2.7. Cấy cây

Tiến hành cấy cây con vào bầu khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng nóng. Trước khi cấy cây cần tưới đất ướt đều trên luống gieo: cứ 1m2 tưới 4 – 6 lít nước, cây cấy sau khi nhổ phải để trong bát nước tránh khô rễ, cấy đến đâu nhổ đến đó, loại bỏ cây xấu, lựa trọn những cây tốt, khỏe mạnh. Dùng que nhọn chọc một lỗ sâu 1 – 2cm ở giữa bầu, đặt cổ rễ ngang mặt bầu và dung que ép chặt đất với dễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt nhưng tránh gây dập nát.

3.2.8. Chăm sóc cây con

3.2.8.1. Tưới nước

Thường xuyên tưới nước giữ ẩm đất, tùy tình hình thời tiết mà điều tiết chế độ tưới cho phù hợp. Trong hai tuần đầu tứoi một lần vào buổi sang sớm và vào buổi chiều lượng tưới 3-4 lít/m², sau đó chỉ tưới khi đất khô. Trước khi xuất vườn 15-20 ngày tuyệt đối không bón thúc và tưới nước để hãm cây.

Khi thấy cây chết cần tiến hành dặm ngay.

3.2.8.2. Nhổ cỏ phá váng

Luôn làm sạch cỏ trên mặt bầu. Định kỳ cứ sau 10-15 ngày làm cỏ kết hợp phá váng một lần, dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến rễ.

3.2.8.3. Che bóng

Sơn tra là cây ưa sáng nên sau khi cấy cây che bóng 50-70%, khi cây được 20 ngày tuổi dỡ bỏ hoàn toàn vật liệu che bóng.

3.2.8.4. Bón thúc

Sau khi cấy 20 ngày có thể bón thúc cho cây con bằng phân NPK (tỉ lệ 5:10:3), bón 2 kg/1.000 bầu chia làm 6 lần với nồng độ 0,5%, bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.

3.2.8.5. Đảo bầu kết hợp phân loại cây con

Từ tháng thứ 2 trở đi phải tiến hành kiểm tra, khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu cần tiến hành đảo bầu và dùng kéo cắt phần rễ mọc qua đáy bầu, kết hợp phân loại cây tốt, cây xấu ra riêng để tiện cho việc tiếp tục chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

3.2.9. Phòng trừ sâu bệnh

3.2.9.1. Bệnh thối cổ rễ

Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại, nếu phát hiện lỏ cổ rễ dùng Benlat 0,5% để chữa trị. Liều lượng 1 lít/ 25m² cứ 7-10  ngày phun 1 lần.

3.2.9.2. Bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng

Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục cần bón supe lân nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/ m², 4-5 ngày một lần, kéo dài 1-2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh.

3.2.10. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Tuổi cây (tháng)

Do (cm)

Hvn (m)

Đặc điểm, sinh lực

8-12

> 0,5

> 0,5

Cây tốt, thẳng, thân đã hóa gỗ, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không nhiều thân, bộ rễ phát triển tốt nhiều rễ phụ

4. Trồng rừng

4.1. Phương thức và thời vụ trồng rừng

Phương thức trồng rừng

Mật độ trồng (cây/ha)

Cự ly (m)

Thời vụ trồng (tháng)

Bao quanh lô

1667

3 x 2

6 – 8

Thuần loài

833

4 x 3

6 – 8

Thuần loài

1.667

3 x 2

6 – 8

4.2. Xử lý thực bì

Xử lý thực bì toàn diện phải hoàn thành trước khi dùng rừng ít nhất 30 ngày.

Thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10cm, thu gom xếp dài theo đường dồng mức phía dưới băng chặt, tránh rải đều tạo thành vật dẫn cháy gây nguy cơ cháy rừng. Chú ý để lại nuôi dưỡng những cây tái sinh mục đích đó có triển vọng.

4.3. Làm đất, bón phân

Cuốc hố so le theo hình nanh sấu, có kích thước 30 x 30 x 30 cm. Khi cuốc, để phần đất tốt tơi xốp trên mặt và đất phía dưới hố ra riêng biệt.

Lấp hố: đưa phần đất tốt xuống đáy hố cùng với thảm khô mục trộn với phân ở 1/3 đáy hố, sau đó xới thêm phần đất mặt xung quanh hố để lấp đất gần ngang miệng hố.

 Thời gian lấp hố phải xong trước khi trồng rừng 15 – 20 ngày.

Kích cỡ hố

(cm)

Phân bón (kg)

Thời điểm bón phân

Ghi chú

Bón lót

Bón thúc

Bón lót

Bón thúc

30x30x30

0,3

0,1

Trước khi trồng rừng 15 -20 ngày

Bón vào lần chăm sóc thứ nhất năm thứ 2

Bón lót phân vi sinh, bón thúc NPK

4.4. Bốc xếp vận chuyển cây đi trồng

Tưới nước đủ ẩm cho luống ươm từ chiều hôm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, giập nát, gãy ngọn trong quá trình bốc, xếp và vận chuyển cây chuyển tới nơi phải kịp thời trồng ngay. Nếu chưa trồng ngay phải xếp nơi râm mát và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho bầu.

4.5. Kỹ thuật trồng

Trồng vào thời điểm râm mát, mưa nhỏ và đất trong hố phải đủ ẩm. Rải cay tới đâu trồng ngay tới đó, phải trồng hết trong ngày. Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1-2 cm ở vị trí trước hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố tránh không dể vỡ bầu.

Dùng đất tơi xốp lấp đầy hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3 – 5 cm. Có thể dùng tay hoặc chân giẫm cho đất chặt, nhưng không để vỡ bầu cây.

5. Chăm sóc và bảo vệ rừng

5.1. Trồng giặm

Sau khi trồng ít nhất 1 tháng phải kiểm tra tỉ lệ cây sống, tiến hành trồng giặm những cây bị chết.

Trồng giặm trong 3 năm đầu, cây trồng giặm phải có kích thước gần bằng cây đã trồng, đảm bảo tỉ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn trên 80%.

5.2. Chăm sóc rừng trồng

Sau khi trồng, cây cần được chăm sóc liên tục trong 4 năm.

5.2.1. Chăm sóc năm thứ nhất: (Chăm sóc một lần)

Chăm sóc sau khi trồng  1-2 tháng.

- Trồng giặm những cây chết, phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại; giữ lại, chăm sóc và bảo vệ những cây tái sinh mục đích.

- Xới đất, vun gốc xung quanh hố với đường kính rộng 80cm, sâu 4 – 5cm

 5.2.3. Chăm sóc năm thứ 2,3: (chăm sóc 2 – 3 lần)

Chăm sóc lần 1:(tháng 3 - 4)

- Trồng giặm những cây chết, phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại; giữ lại, chăm sóc và bảo vệ những cây tái sinh mục đích.

- Xới đất, vun gốc xung quanh hố với đường kính rộng 80cm, sâu 3 – 4cm kết hợp bón thúc

Chăm sóc lần 2: (tháng 10 - 11)

- Các biện pháp kỹ thuật tương tự như chăm sóc lần 1.

Nơi thực bì phát triển mạnh cần chăm sóc thêm một lần vào giữa hai lần chăm sóc nói trên. Nội dung chăm sóc: Phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại trong rạch trồng cây.

5.2.3. Chăm sóc năm thứ 4: (chăm sóc 1 lần/năm)

Chăm sóc vào tháng 10 – 11.

Phát dây leo, cành nhánh và cây phi mục đích chèn cây trồng.

Giữ lại bảo vệ toàn bộ cây tái sinh mục đích, cây phi mục đích và thực bì không xâm lấn cây trồng.

5.3. Bảo vệ rừng

Thường xuyên bảo vệ, ngăn chặn người chặt phá cây trồng. Cấm chăn thả gia súc khi rừng chưa đạt chiều cao 5m.

6. Tỉa rừng

6.1. Thời điểm tỉa rừng

Khi rừng trồng cố những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau thì tiến hành tỉa thưa lần 1 vào tuổi 5. Sơn tra có nhu cầu ánh sáng nhiều cần tỉa thưa 2 – 3 lần.

6.2. Cường độ tỉa thưa

Lần đầu tiên tỉa thưa 20%, các lần sau tùy theo mục đích kinh doanh tỉa thưa 10 – 15%.

6.3. Phương thức tỉa thưa

Tỉa chọn những cây sinh trưởng phát triển kém trong lâm phần, cây cong queo sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, không có triển vọng.

 

                 Trần Viết Nhân – Chi cục Kiểm lâm Yên Bái

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập