• Loading...
 
Kết quả thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR vùng giáp ranh giữa Yên Bái, Lai Châu năm 2018
Ngày xuất bản: 31/12/2018 12:19:00 CH
2139: view

 Nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng, kịp thời gioải quyết các vấn đề xảy ra trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung tại vùng giáp ranh, Ngày 28/7/2014 Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Giang, Lai Châu đã ký Quy chế phối hợp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và Hà Giang.
Thực hiện quy chế phối hợp 4 năm qua, tỉnh Yên Bái đã chú trọng hơn đến công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, PCCCR hoạt động phối hợp trong công việc đã nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao đặc biệt là vùng giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái và Lai Châu.
Vùng giáp ranh Yên Bái với Lai Châu gồm các xã gồm Chế Tạo, Lao Chải, Hồ Bốn giáp ranh với các xã Mường Cang, Mường Kim, Tà Mung, Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên của 03 xã vùng giáp ranh Yên Bái là: 44.706,3 ha trong đó, đất có rừng 30.388,02ha (rừng tự nhiên 26.084,32 ha, rừng trồng 4.303,70ha). Vùng giáp ranh tỉnh Yên Bái với Lai Châu là nơi sinh sống, định cư của nhiều thành phần dân tộc, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 90% dân số). Dân cư phân bố rải rác, sống không tập trung; phong tục, tập quán canh tác nương rẫy còn lạc hậu, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn (đặc biệt là về mùa mưa, lũ), tỉ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí còn hạn chế. Đời sống kinh tế người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, canh tác nương rẫy, trồng lúa. Phần lớn không có việc làm ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn; hết mùa sản xuất nông nghiệp người dân thường vào rừng để săn bắn và khai thác lâm sản trái pháp luật để tạo nguồn thu nhập phục vụ nhu cầu đời sống của gia đình, chính vậy đã gây gây áp lực lớn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Bên cạnh đó các hoạt động xâm canh, xâm cư, trồng cây Thảo quả dưới tán rừng luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến phá rừng, cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học.
Vì vậy các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải, các ngành Nông nghiệp, Công an luôn xác định cần phải thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, Phòng cháy chữa cháy rừng vùng giáp ranh; có như vậy mới góp phần ổn định tình hình an ninh – trật tự, an toàn xã hội và phát triển đời sống kinh tế, xã hội vùng giáp ranh Yên Bái với Lai Châu. Năm 2018, công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR vùng giáp ranh Yên Bái, Lai Châu đạt kết quả tốt trên nhiều mặt:
Về công tác tuyên truyền vận động: Hạt Kiểm lâm huyên Mù Cang Chải đã tổ chức triển khai nhiều đợt tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về công tác QLBVR và PCCCR; vận động nhân dân không xâm canh, xâm cư trái pháp luật, tham gia BVR, không khai thác, chặt phá, săn bắn, bẫy động vật rừng; không nghe xúi giụcục của các đối tượng đầu nậu tham gia buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; đồng thời tổ chức họp thôn bản, ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình. Năm 2018 Khu vực giáp ranh với tỉnh Lai Châu đã tổ chức được 29 buổi tuyên truyền với 2.460 lượt người tham gia và ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tại 29 thôn, bản vùng giáp ranh. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng qua hệ thống loa đài, lồng ghép các buổi họp thôn, bản đặc biệt tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, khu vực tập trung đông dân cư để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và có ý thức trong việc BVR, PCCCR.
Về công tác trao đổi thông tin liên lạc: Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; thường xuyên trao đổi thông tin, thông báo cho nhau về diễn biến tài nguyên rừng, kết quả quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, các đối tượng đầu nậu có hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trong khu vực giáp ranh để cùng tổ chức phối hợp trong điều tra, xác minh, xử lý người vi phạm. Năm các bên đã trao đổi thông tin cho nhau được 16 lần qua điện thoại, văn bản để cùng nắm bắt, xử lý các vụ việc phát sinh.
Về công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Do Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phương án BVR, PCCCR; Tăng cường cán bộ Kiểm lâm địa bàn thường trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng 24/24 giờ; hướng dẫn người dân tại các xã giáp ranh về đốt dọn nương rẫy có kiểm soát không để xảy ra cháy rừng mà năm 2018 trên địa bàn giáp ranh không có vụ cháy rừng nào xảy ra.
Về công tác quản lý lâm sản: từ khi thực hiện Quy chế phối hợp, số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tại các xã vùng giáp ranh Yên Bái và Lai Châu đã giảm cả về số vụ và mức độ vi phạm. Tuy nhiên, tại khu vực giáp ranh giữa các huyện vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản và phát phá rừng làm nương trái phép. Cụ thể Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với Hạt lâm huyện Than Uyên kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 05 vụ vận chuyển lâm sản tại xã Nậm Có; Mồ Dề; Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tịch thu 0,274 m3 gỗ PơMu phạt hành chính 7 triệu đồng.
Để thực hiện tốt hơn công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng vùng giáp ranh giữa Yên Bái với các tỉnh nói chung và Yên Bái với Lai Châu nói riêng cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất: việc cấp thiết nhất chúng tôi thấy là Cán bộ Kiểm lâm địa bàn, Hạt kiểm lâm các huyện phải tham mưu được cho chính quyền địa phương lồng ghép công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR vào công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
+ Xây dựng Quy chế phối hợp công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR của các xã vùng giáp ranh giữa các tỉnh.
+ Chính quyền địa phương cần tham gia vào các buổi tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR vùng giáp ranh.
+ Tổ chức các buổi tuần rừng chung tại khu vực giáp ranh hay xảy ra các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; nòng cốt gồm lực lượng dân quân tự vệ xã, Tổ bảo vệ rừng địa phương.
+ Đóng vai trò chủ đạo trong việc ổn định công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR nói chung và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội tại vùng giáp ranh là chính quyền địa phương. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải vào cuộc trong tất cả các hoạt động; không để tình trạng như hiện nay, chính quyền địa phương các xã đứng ngoài cuộc trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh.
Thứ hai: Thường xuyên giữ thông tin liên lạc, trao đổi giữa Trạm Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm cả ở cấp caoâhơn trong hàng tuần, hàng tháng và đặc biệt trong mùa khô bằng nhiều phương tiện như Điện thoại, Email.
Thứ ba: “Xây dựng quy chế phối hợp tuần tra và ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp và chống tình trạng lâm tặc chống người thi hành công vụ” giữa Hạt Kiểm lâm các huyện vùng giáp ranh.
Thứ 4: Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai cần phải cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích đối với người tham gia bảo vệ rừng phù hợp; tuyên truyền việc hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng và các sản phẩm khác ngoài gỗ.
Nguyễn Thị Kim Phượng – Chi cục Kiểm lâm Yên Bái

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập