• Loading...
 
Hiệu quả từ công tác nâng cao năng lực PCCCR trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Ngày xuất bản: 10/09/2020 12:00:00 SA
5090: view

             

                 PCCCR là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Yên Bái là một tỉnh miền núi có tới hơn 70% tổng diện tích tự nhiên là đất lâm nghiệp, chính vì thế mà ngành lâm nghiệp luôn là thế mạnh của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, ở các xã vùng cao đặc biệt là các xã thuộc huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn thì cháy rừng luôn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm mất đi hàng nghìn ha rừng, gây thiệt hại lớn về kinh tế lâm nghiệp cho người dân và chính quyền. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các sở ban ngành dành cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là công tác PCCCR đã có những chuyển biến tích cực. Năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của các cấp, các ngành, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lực lượng kiểm lâm (lực lượng chuyên trách là nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và PTR) đã được nâng cao một cách rõ rệt, thể hiện qua những mặt sau:

            1. Trước hết để làm tốt công tác PCCCR nhiệm vụ đầu tiên là công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng phải được đặt lên hàng đầu. Để nâng cao năng lực PCCCR, Chi cục kiểm lâm đã nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cháy rừng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật là nhiệm vụ này. Từ việc đầu tư hệthống trang thiết bị phần mềm cảnh báo cháy rừng, nâng cao độ chính xác khi dự báo khả năng cháy rừng đến việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kỹthuật hạt, cán bộ văn phòng chi cục trực tiếp thực hiện công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng. Nhờ có sự nâng cao năng lực cả về trang thiết bị, vật chất lẫn con người mà khả năng dự báo cháy rừng đã chính xác về cấp độ cháy kịp thời cảnh báo cháy rừng cho người dân và chính quyền địa phương nên đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra.

            2. Để nâng cao được năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cần thiết phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành mà cơ sở vật chất cho công tác PCCCR đã được nâng cao từ các trạng thiết bị hiện đại phục vụ công tác chữa cháy rừng như: máy thổi khí, thiết bị đo khí tượng, máy bơm máy tính (phục vụ công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng, phục vụ công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm địa bàn và người dân) đến các dụng cụ thủ công như: Dao phát, cuốc xẻng, vỉ dập lửa đểphục vụ cho việc dập tắt đám cháy khi xảy ra các đám cháy rừng. Nhờ có sự đầu tư các trang thiết bị hiện đại cũng như thủ công mà khi xảy ra cháy rừng đám cháy được dập tắt một cách nhanh chóng, khẩn trương, không để xảy ra những thiệt hại lớn.

            3. Yên Bái là một tỉnh có diện tích rừng trồng tương đối lớn, đây là đối tượng dễ xảy ra cháy rừng đặc biệt là đối với những diện tích rừng trồng phòng hộ bằng cây thông mã vĩ. Chính vì vậy để phòng cháy, chữa cháy hàng năm các Hạt kiểm lâm đều vận động các chủ rừng tu sửa đường băng cản lửa như dọn dẹp đường băng trắng, băng xanh cản lửa trước mỗi mùa cháy khô, đốt trước mùa khô, làm mới đường băng cản lửa. Nhờ làm tốt việc chăm sóc đường băng cản lửa mà khả năng hạn chế cháy rừng đã được phát huy tối đa vai trò của đường băng cản lửa.

            4. Quan trọng nhất để nâng cao năng lực PCCCR cho các địa phương thì nâng cao sự nhận thức của người dân địa phương, đặc biệt là các vùng trọng điểm cháy rừng. Những năm qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tổ chức tuyên truyền vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng, tổ chức các lớp tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Hàng năm Chi cục cho in ấn các tờ rơi tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu” tuyên truyền một lần người dân chưa nhớ, chưa làm theo thì tiếp tục tuyên truyền vận động người dân đến khi nào họ hiểu, họ biết, họ tự nguyện làm theo.

Những năm qua, với sự tâm huyết, nhiệt tình tuyên truyền, vận động người dân đã nhận thức đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của công tác PCCCR mà từ đó có những cách làm hay, đáng để học hỏi trong công tác PCCCR. Các huyện vùng cao Trạm Tấu có cách làm hay, trước mỗi mùa khô, người dân được thực hiện biện pháp đốt trước vật liệu cháy, đốt nương có kiểm soát. Chính vì vậy mà hạn chế nhiều các vụ cháy rừng xảy ra.

Nâng cao năng lực trong công tác PCCCR là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Để nâng cao năng lực PCCCR trong thời gian tới cần làm tốt những giải pháp sau:

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cả về trình độ lý luận lẫn chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, PCCCR cho cán bộ kiểm lâm đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm địa bàn.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, mở các đợt tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền và của chủ rừng về công tác bảo vệ rừng, PCCCR; chú trọng tuyên truyền công tác quản lý canh tác nương rẫy; tăng cường phát các bản tin cảnh báo cháy rừng và các bản tin về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các tháng mùa khô hanh.

3. Duy trì và xây dựng các tổ tuần tra bảo vệ rừng tại các vùng trọng điểm cháy rừng nâng cao cả về chất và lượng; thường xuyên tập huấn vềkỹ năng chữa cháy rừng cho tổ tuần tra bảo vệ rừng kịp thời ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.

4. Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại đáp ứng được yêu cầu phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập