• Loading...
 
Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
Ngày xuất bản: 18/08/2022 12:00:00 SA
3488: view

 1. Ngày 18/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN về ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp.

Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát là thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; tăng cường thu gom, phân loại, tái sử dụng và thay thế vật liệu nhựa để ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong ngành nông nghiệp ra môi trường và đại dương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vật liệu nhựa cho sản xuất nông nghiệp.

Về mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2022 đến năm 2025:

a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.

b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12 % chất thải nhựa.

c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa.

d) Lĩnh vực thú y: thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.

đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa.

e) Lĩnh vực thủy sản: theo điểm a, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

- 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa;

- 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp;

- 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.

* Giai đoạn 2026 đến năm 2030:

a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa.

b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 20 % chất thải nhựa.

c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100 % và tái sử dụng được 30% chất thải nhựa.

d) Lĩnh vực thú y: thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.

đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 25% chất thải nhựa;

e) Lĩnh vực thủy sản: theo điểm b, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

- 100% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp;

- 100% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã đề ra các nội dung triển khai như: Giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp; và tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đề ra các giải pháp về cơ chế, chính sách; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế; truyền thông, nâng cao nhận thức.

Về tổ chức thực hiện, Kế hoạch nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; trong đó các Viện nghiên cứu, Trường, Trung tâm thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất, xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án phát triển công nghệ giảm thiểu chất thải nhựa trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, sinh viên về tác hại của chất thải nhựa.

2. Để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung Quyết định số 2711/QĐ-BNNKHCN ngày 18/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các vănbản liên quan đến giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 62 triển khai thực hiện Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN ngày của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp. Theo đó mục tiêu cụ thể của Kế hoạch số 62 là:

* Giai đoạn 2022 đến năm 2025

a) Lĩnh vực trồng trọt: Giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.

b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: Giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.

c) Lĩnh vực chăn nuôi: Giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom,phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa.

d) Lĩnh vực thú y: Thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về
quản lý chất thải.

đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: Giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa.

e) Lĩnh vực thủy sản: Theo điểm a, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản: Từ 70% trở lên nông, ngư dân tại các vùng nuôi tập trung và cán bộ quản lý thủy sản các cấp được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lývà hành động giảm thiểu rác thải nhựa;

- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:

+ Từ 10% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay
thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc
nhựa sử dụng nhiều lần;

+ Từ 30% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng loại vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần.

- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các
hoạt động sản xuất thủy sản:

+ Từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt,
sản xuất)
mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác
thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu và 50% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 70% trở lên các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa,
chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.

f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu,
thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

- 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa;

- 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định,
chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp;

- 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính
sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa

*Giai đoạn 2026 đến năm 2030

a) Lĩnh vực trồng trọt: Giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa.

b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật: Giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 20% chất thải nhựa.

c) Lĩnh vực chăn nuôi: Giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom,phân loại được 100% và tái sử dụng được 30% chất thải nhựa.

d) Lĩnh vực thú y: Thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về
quản lý chất thải.

đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: Giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu
gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 25% chất thải nhựa;

e) Lĩnh vực thủy sản: Theo điểm b, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản: 100% nông, ngư dân tại các vùng nuôi tập trung và cán bộ quản lý thủy sản các cấp được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;

- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:

+ Từ 20% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay
thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc
nhựa sử dụng nhiều lần;

+ Từ 80% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi
nhựa dùng nhựa dùng một lần bằng loại thân thiện môi trường hoặc nhựa sử
dụng nhiều lần.

- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các
hoạt động sản xuất thủy sản:

+ 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất)
mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 70% trở lên các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại
rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ 80% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa
tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ 100% cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.

f) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu,
thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

- 100% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp;

- 100% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

         

Nguyễn Thị Kim Phượng – Phòng Quản lý và Phát triển rừng

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập