• Loading...
 
Công tác phát triên rừng với giống cây lâm nghiệp ở Yên Bình
Ngày xuất bản: 27/03/2017 12:52:00 CH
5088: view

Yên Bình là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích tự nhiên là 77.234,6 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp có 42.745,6 ha chiếm 55,35% tổng diện tích tự nhiên. Đặc điểm của huyện Yên Bình có diện tích mặt nước hồ Thác Bà là 19.050 ha, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Xác định việc phát triển kinh tế rừng là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, những năm qua huyện Yên Bình luôn quan tâm đến công tác phát triển rừng, huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân tập trung phát triển rừng kinh tế, nhằm giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm người dân đã chú trọng trồng các loài  cây như: keo, bồ đề, bạch đàn là chính, theo đánh giá của người dân thì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nên công tác phát triển rừng luôn được Hạt Kiểm lâm Yên Bình chú trọng, ngay từ đầu năm 2016 Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân tổ chức chăm sóc các diện tích rừng mới trồng, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng.Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện việc khai thác rừng theo quy định, lâm sản khai thác có nguồn gốc hợp pháp, các chủ rừng chấp hành tốt việc vệ sinh rừng sau khai thác. Tính đến nay trên địa bàn toàn huyện trồng rừng sản xuất: 2.726,4 ha/2.700 ha đạt 101,0% kế hoạch năm.Khai thác gỗ rừng trồng: 139,851m3/100.000 m3 đạt 139,85 % kế hoạch năm. Bên cạnh đó công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp cũng được Hạt kiểm lâm quan tâm và kiểm tra sát sao việc kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện.Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện là 16 cơ sở. Trong đó có 02 tổ chức và 14 hộ gia đình, qua kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp được phân xếp loại như sau:  Cơ sở đạt loại A có 04 cơ sở; Cơ sở đạt loại B có 08 cơ sở; Cơ sở đạt loại C có 04 cơ sở.Tất cả 16 cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp trên đều sản xuất theo quy mô hộ gia đình, loại hình vườn ươm tạm thời, diện tích vườn từ 50-200m2. Các hộ gia đình sản xuất cây giống cây trồng lâm nghiệp chủ yếu để phục vụ trồng rừng của gia đình, những vườn ươm này rất tạm thời chủ yếu lợi dụng vườn nhà hoặc chân đồi để làm luống xếp cây, hết thời vụ trồng rừng lại chuyển sang trồng các loại hoa màu khác. Số lượng vườn nhiều nhưng năng lực sản xuất lại nhỏ chỉ phục vụ khoảng 60% lượng cây giống cho địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý công tác giống cây trồng theo chuỗi hành trình vẫn còn một số khó khăn như ch­ưa tổ chức được hệ thống quản lý giống cây trồng lâm nghiệp chuyên trách từ tỉnh đến huyện. Cán bộ chuyên quản về giống cây lâm nghiệp tại các tổ chức vừa thiếu, vừa chư­a có trình độ chuyên sâu. Việc quản lý nguồn gốc giống cây lâm nghiệp để đưa vào gieo ư­ơm tạo cây giống đối với đối tượng ngoài quốc doanh còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát các đối tượng tham gia SXKD giống cây lâm nghiệp chưa được thường xuyên và chưa làm triệt để, do đó vẫn còn nhiều cây giống sản xuất không có nguồn gốc vẫn được đưa vào trồng rừng. Trong Pháp lệnh giống cây trồng chưa phân quyền quản lý cho các cấp dẫn đến việc buông lỏng quản lý đối với các hộ gia đình tham gia sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính. Đến khi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT được ban hành thì ý thức của người dân đã quen việc tự do sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính.- Nhận thức của một số chủ vườn ươm, chủ nguồn giống, các đơn vị SXKD giống cây lâm nghiệp, chủ rừng  trong việc chấp hành các quy định của Quy chế quản lý giống còn hạn chế, quan điểm của họ coi trọng mục đích kinh doanh, lấy số lượng là chính chưa thực sự quan tâm đến chất lượng hiệu quả sau này. Các vườn ươm do tư nhân sản xuất vẫn còn tình trạng mua hạt giống trôi nổi trên thị tr­ường để gieo ư­ơm và ch­ưa tiến hành đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Do thiếu cán bộ chuyên trách, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng đến  người sản xuất giống, cây trồng. Do trình độ nhận thức của người trồng rừng về sử dụng giống tốt trong trồng rừng còn hạn chế, đại đa số những người trồng rừng có thu nhập thấp, trong khi giá cây giống có chất lượng tốt lại cao. Một số các hộ sản xuất cây giống phân tán, chưa cần đến việc công nhận và cấp chứng chỉ trước khi xuất cây tiêu thụ và đem trồng. Công tác phát triên rừng và giống cây lâm nghiệp đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyển trong việc phát triển kinh tế rừng./.

 

Trần Viết Nhân – Chi cục Kiểm lâm Yên Bái

 

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập