• Loading...
 
Bài Phát biểu chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Sở tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Ngày xuất bản: 10/01/2018 10:59:00 SA
6854: view

 

         Ngày 04 tháng 01 năm 2018. Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ và Phát triển rừng năm 2017 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có Đồng chí Trần Thế Hùng Ủy viên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Yên Bái – Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt Chi cục, phòng nghiệp vụ, Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR, Lãnh đạo các Hạt kiểm lâm. Tại Hội nghị đồng chí giám đốc sở đã ghi nhận và đánh giá kết quả đã đạt được trong công tác QLBV và PTR  trong năm 2017 là “Khá toàn toàn diện nhiệm vụ được giao”.

Là một tỉnh miền núi có diện tích đất lâm nghiệp và và diện tích rừng lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính đến 31 tháng 12 năm 2017, tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 462.825,71 ha (rừng đặc dụng 35.475,63 ha; Rừng phòng hộ 137.982,0 ha; Rừng sản xuất 245.695,26 ha; Rừng ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp: 43.672,86 ha). Trong đó diện tích tính độ che phủ rừng là 432.386,85 ha, độ che phủ của rừng năm 2017 đạt 62,8%. Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, trong năm 2017, công tác quản lý, BV&PTR trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả, an ninh rừng tiếp tục ổn định, các vi phạm quy định về BVR giảm cả về số vụ và khối lượng lâm sản bị thiệt hại; công tác Phát triển rừng vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao…Tình hình vi phạm Luật BV&PTR giảm 16,1 % (tương đương 219/261 giảm 42 vụ so với năm 2016), các vụ vi phạm được xử lý kịp thời, dứt điểm. Công tác phòng cháy chữa cháy được triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nên số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy giảm 88,9% so với cùng kỳ ( 1vụ/9vụ giảm 8 vụ so với năm 2016). Trong công tác phát triển rừng, toàn tỉnh đã sản xuất được 85.451,4 triệu cây giống phục vụ trồng rừng; trồng rừng các loại được 15.120,7 ha/15.000 đạt 101% kế hoạch năm (Trong đó thực hiện trồng rừng thay thế năm 2017 tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải với diện tích là 118 ha và thực hiện 3 đề án được: 3.572,9 ha gồm cây Quế: 1.656,2 ha; măng tre Bát độ: 748,7ha; Sơn Tra: 1.168,0 ha); Giao khoán quản lý bảo vệ 203.434,4 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất cho nhóm hộ, hộ gia đình nhận bảo vệ; Bước đầu thí điểm trồng rừng gỗ lớn được 50 ha tại huyện Trấn Yên; Đã cấp chứng chỉ FSC là 494 hộ, với tổng diện tích 1.737,5 ha loài cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình. Nhiều mô hình BV&PTR có hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, sản xuất lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Công tác trồng rừng thay thế, sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp, triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,… được các địa phương quan tâm thực hiện.

          Tại hội nghị này đồng chí giám đốc Sở NN&PTNT đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong công tác QLBV và PTR đó là:

- Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn như ở huyện Trạm Tấu, Văn Yên, Văn Chấn, nguy cơ cháy rừng vào mùa hanh khô vẫn còn tiềm ẩn, đặc biệt là các huyện vùng cao phía tây của tỉnh.

- Chính quyền địa phương ở những nơi để xảy ra phá rừng, đặc biệt là cấp cơ sở chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt. Uỷ ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý rừng nhưng không đủ điều kiện để tổ chức bảo vệ rừng, dẫn đến rừng bị phá, lấn chiếm trái pháp luật.

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã được tăng cường nhưng nội dung và hình thức tuyên truyền chưa đa dạng; mặt khác nhận thức của một số bộ phận người dân, nhất là người đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, hoặc tuy có nhận thức nhưng do đời sống khó khăn nên vẫn tiếp tục xâm hại vào rừng.

- Kiểm lâm địa bàn còn yếu, nhiều bất cập chưa tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã ở một số địa phương chưa kịp thời, nhất là trong việc đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng.

- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cấp xã còn chưa cụ thể ở từng khu vực, từng loại rừng có nguy cơ cháy cao. Hậu cần phục vụ chữa cháy, trang bị các phương tiện cho thông tin liên lạc còn thiếu thốn, không đồng bộ. Do vậy, khi xảy ra cháy rừng việc báo cáo còn chậm.

- Công tác kiểm tra đôn đốc của các chủ rừng nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, chưa gắn trách nhiệm của hộ nhận khoán đối với diện tích rừng bị phá, bị cháy.

- Việc thực hiện Đề án tái cớ cấu về lĩnh vực Lâm nghiệp (Quế, Măng tre Bát Độ, Sơn Tra) còn gặp một số khó khăn như: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh còn thấp hơn mức hỗ trợ theo Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ nên chưa thực sự khuyến khích người dân tham gia thực hiện; Nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách tỉnh còn thiếu và chưa kịp thời (vốn giao bổ sung muộn), tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ có kinh phí mới thực hiện, nên khi có kinh phí lại hết thời vụ trồng; Quy mô sản xuất của các hộ dân còn quá nhỏ lẻ, manh mún, nên hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và Một bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng sau khi trồng và đặc biệt là thời vụ trồng rừng, suy nghĩ đơn giản cây lâm nghiệp trồng được quanh năm, lúc nào trồng cũng sống.... dẫn tới hậu quả là tỷ lệ cây sống rất thấp, chất lượng rừng trồng không đảm bảo, không đủ điều kiện khi nghiệm thu thanh toán kinh phí hỗ trợ.

Với phương châm “ Đoàn kết, trung thực, sáng tạo, cụ thể, hiệu quả” năm 2018, với chức trách, nhiệm vụ được giao trong công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Đồng chí giám đốc Sở nhấn mạnh, cần tập trung thực hiện một số như:

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố xây dựng, đội ngũ công chức kiểm lâm có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư duy phong cách làm việc đổi mới, có đạo đước, lối sống lãnh mạnh trong sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổng hợp, theo dõi và nắm bắt tình hình phát triển kinh tế lâm nghiệp trong năm, cần xác định rõ tổng thu nhập trong sản xuất lâm nghiệp trong năm 2018, để đánh giá tăng trưởng của ngành theo Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Yên Bái đã đề ra. Tập huấn cho Kiểm lâm địa bàn có kỹ năng như xây dựng kế hoạch nhiệm vụ;Tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ;  Công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ QLBV và Phát triển rừng; Kỹ năng truyền thông.

- Tiếp tục thực hiện các Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, Đề án phát triển cây Quế, Bát Độ, Sơn Tra tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020.

- Duy trì và thực hiện tốt phương án Quản lý bảo vệ và Phát triển rừng tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện Văn Yên.

- Duy trì tốt quy chế phối hợp đã xây dựng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đột xuất, kiểm tra liên ngành để xử lý kịp thời và nghiêm minh các vụ vi phạm về Luật bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Cải cách hành chính cần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các Hạt kiểm lâm, các phòng tham mưu cũng như lãnh đạo Chi cục kiểm lâm. Nghiêm cấm việc sách nhiễu, gây phiền hà. Cần làm rõ người, rõ việc, không chung chung, cần có việc tăng cường thúc đẩy, nêu rõ nhiệm vụ cụ thể là làm gì? ai làm? Đặc biệt là thay đổi tư duy trong thực hiện nhiệm vụ.Trong công tác tổ chức cần phải xây dựng Kế hoạch luân chuyển cán bộ trong toàn lực lượng. Kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo nâng cao nhiệm vụ cần có báo cáo xin ý kiến Sở phê duyệt.

 Kết thúc Hội nghị đồng chí Chi cục trưởng Nguyễn Thái Bình tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Sở và kết luận hội nghị sẽ cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức lực lượng kiểm lâm Yên Bái quyết phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giao, tiến tới chào mừng kỷ niệm 45 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Yên Bái (21/5/1973 – 21/5/2018) bằng hành động đề ra “ Năm hành động của Kiểm lâm địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng” Thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch: Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý

                                                         

Th.s. Nguyễn Tiến Thành

Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

 

 

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập