• Loading...
 

Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

     Ngày 09 tháng 01 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

    - Về đối tượng áp dụng: Điều 2, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

    - Điều kiện được hỗ trợ: Điều 04, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Đối với thiên tai phải được Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận; Đối với dịch bệnh, trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch.

    - Mức hỗ trợ: Điểm a, khoản 2, Điều 05, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, được hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% -70%, được hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

    Như vậy: Theo quy định chỉ hỗ trợ cho hộ nông dân (trong đó có người trồng rừng thuộc đối tượng nhận khoán hoặc liên doanh trồng rừng với các doanh nghiệp). Còn các đối tượng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (Công ty lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn...) không thuộc diện được hỗ trợ.

    Về đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ:

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét sử dụng kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 70, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai không nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Sở Tài chính chủ trì, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 02/2017/CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.



     Các câu hỏi khác
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  •        Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng
  •        Ngoài băng giá, mưa lũ thì hiện nay thời tiết nắng nóng gay gắt, khô hạn đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến sự phát triển rừng thưa ông
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập