• Loading...
 

Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

     Trả lời:

    Có thể nói trong những năm qua, lĩnh vực Lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả hết sức là quan trọng như bảo vệ tốt trên 433 nghìn ha rừng hiện có; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến (cụ thể hiện nay vùng Quế tập trung có trên 78 nghìn ha; Tre măng Bát độ gần 5 nghìn ha, Sơn Tra gần 10 nghìn ha; vùng nguyên liệu chế biến gỗ keo, bồ đề, bạch đàn khoảng 95 nghìn ha); trồng rừng hàng năm đạt từ 15-16 nghìn ha, tỷ lệ độ che phủ rừng tăng đều qua các năm và tiến tới ổn định vững chắc đạt 63%; Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt trên 500 nghìn m3; Giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng (từ 1.587 tỷ đồng năm 2016 lên 1.864 tỷ đồng năm 2020; dự kiến năm 2021 đạt 2.020 tỷ đồng)., tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về Bảo vệ và Phát triển rừng giảm dần cả về số vụ và mức độ vi phạm; các chính sách khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã dần từng bước phát huy hiệu quả để người dân ngày càng gắn bó với rừng.

    Tuy nhiên, Bên cạnh những kết quả tích cực đó tại các địa phương công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn có những khó khăn tồn tại, đó là tình trạng người dân địa phương lợi dụng xâm lấn đất rừng trái pháp luật. Có thể hiểu Lấn, chiếm rừng là các hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu của toàn dân chưa giao, chưa cho thuê. Xâm lấn đất rừng chính là hành vi chiếm rừng thuộc sở hữu của toàn dân chưa giao, chưa cho thuê. Khác với phá rừng trái phép có thể nhận thấy ngay thì xâm lấn rừng được thực hiện trong thời gian dài bằng cách trồng các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế (gỗ rừng trồng) dưới tán rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi tái sinh trên một diện tích nhỏ và khi cây lớn người dân chặt bỏ dần các cây gỗ tầng trên. Từ đó đất trở thành đất canh tác trồng rừng của người dân. Theo thống kê năm 2020, toàn tỉnh có 28,54 ha rừng bị xâm lấn thì huyện Văn Yên có 24,18 ha. Nguyên nhân rừng bị xâm lấn do:

    Thứ nhất: Trước hết là do nhận thức của một số bộ phận người dân địa phương về công tác bảo vệ rừng còn thấp, mặt khác do nhu cầu đất để sản xuất nông - lâm nghiệp ngày càng tăng cao. Riêng đối với huyện Văn Yên người dân lấn chiếm đất rừng chủ yếu là để trồng quế, vì thời gian qua do giá trị và lợi nhuận của cây Quế mang lại tăng cao, bởi vậy họ sẵn sàng bất chấp lén lút để xâm lấn đất rừng. 

    Thứ hai: Việc phân định các loại rừng tại thực địa chưa rõ ràng, do chưa cắm mốc giới 3 loại rừng dẫn đến một số khu vực người dân địa phương chưa xác định được ranh giới các loại rừng và chủ quản lý, chỉ thấy khoảng trồng là phát để trồng rừng. Ví dụ tại huyện Văn Yên khi thành lập rừng đặc dụng để đảm bảo liền vùng, liền khoảnh đã đưa cả các diện tích canh tác, sản xuất, đất ở của người dân vào quy hoạch khu rừng đặc dụng, chưa bóc tách phân khu giữa diện tích rừng đặc dụng và diện tích đất canh tác, sản xuất của người dân đã ổn định lâu đời.

    Thứ ba: Trách nhiệm quản lý nhà nước của một số cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn chưa cao, mang tính thời vụ, thiếu tính thống nhất, chưa coi trọng phát triển bền vững. Một số cán bộ tham mưu về lĩnh vực lâm nghiệp tại cơ sở chưa phát huy hết vai trò chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, chưa đi sâu, đi sát bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

    Về hướng xử lý

    - Ngay sau khi phát hiện các vụ việc liên quan đến xâm lấn đất rừng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đã chỉ đạo Chi cục kiểm lâm chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương nơi xảy ra mất rừng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát toàn diện tích rừng bị xâm lấn trên địa bàn, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức điều tra nguyên nhân, xử lý và đề xuất xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Đề nghị làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân tại địa phương để xẩy ra mất rừng mà không có giải pháp ngăn chặn một cách kịp thời. Đối với diện tích bị xâm lấn đã đề xuất giao lại cho các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng tiếp tục bảo vệ để rừng tái sinh tự nhiên.

    - Đối với các công chức của ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao cho Chi cục Kiểm lâm làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra tình trạng xâm lấn rừng trên địa bàn mình quản lý. Nghiêm túc kiểm điểm các đơn vị, cá nhân chưa đi sâu, bám sát địa bàn để phát hiện và đề xuất giải pháp ngăn chặn kịp thời các vụ việc phá rừng, lấm chiếm đất rừng trái pháp luật đã xẩy ra trong thời gian qua.

    Các biện pháp hạn chế tình trạng trên.

    Thứ nhất: Trong kế hoạch 10 năm giai đoạn 2021-2030, Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chính phủ thực hiện một số chính sách lớn như:

    - Quy hoạch lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Theo đó, diện tích đất phòng hộ ít xung yếu chuyển thành đất sản xuất để thực hiện giao đất, giao rừng cho bà con có đất sản xuất, giảm tình trạng lấn chiếm đất rừng đặc dụng, phòng hộ để sản xuất.

    - Đề xuất đóng cọc mốc các loại rừng, trong đó chú trọng đến việc đóng cọc mốc ba loại rừng tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm có ranh giới, diện tích, chủ quản lý các loại rừng.

    Thứ hai: Nâng cao năng lực của cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ làm công tác lâm nghiệp tại cơ sở.

    Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn và cán bộ làm công tác lâm nghiệp để nâng cao năng lực tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Đồng thời tăng cường kiểm tra, nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, công chức để kịp thời uốn nắn không để xảy ra tình trạng công chức buông lỏng địa bàn mình quản lý và có biểu hiện tiêu cực trong khi thi hành công vụ.

    Thứ ba: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền để dễ hiểu, dễ đi vào lòng dân. Tuyên truyền cần phải thường xuyên, liên tục, để người dân từ chỗ nắm bắt được các quy định của luật Lâm nghiệp đến nói và làm theo quy định.

    Thứ tư: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách giao khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, … thực hiện chi trả nghiêm túc, đúng đối tượng để người dân thấy được lợi ích của việc bảo vệ rừng, từ đó người dân sẽ tự giác làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng vì nó cũng gắn với lợi ích của chính họ.

     


     Các câu hỏi khác
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  •        đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào
  •        Đối tượng nào được giao rừng không thu tiền sử dụng theo Luật lâm nghiệp
  •        Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không.
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập