• Loading...
 

Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?

Câu hỏi:

  •         Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?

  • Câu trả lời:
       

    Cây Sơn tra là loài cây bản địa vừa có tác dụng trong việc làm giàu rừng, tăng khả năng phòng hộ của rừng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai... lại vừa mang lại thu nhập cao (thông qua thu hoạch quả phục vụ chế biến dược liệu, thực phẩm, nước giải khát...), giúp cải thiện và phát triển kinh tế cho nhân dân tại 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đến thời điểm hiện tại, diện tích đất rừng có cây Sơn tra sinh trưởng và phát triển đã đạt trên 8.700 ha, sản lượng thu hoạch bình quân mỗi năm khoảng 4.000-5.000 tấn quả.

    Để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới ngành lâm nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, phát triển Sơn tra cho bà con nhân dân trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh rừng trồng để nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

    Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây Sơn tra, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng rừng bằng cây Sơn tra ghép; hỗ trợ phân bón, cây giống đảm bảo chất lượng cho bà con khi tham gia phát triển cây Sơn tra trên địa bàn.

    Ngoài ra, Huyện Mù Cang Chải đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sơn tra tại quyết định 38696/QĐ-SHTT ngày 29/6/2016; Huyện Trạm Tấu được Viện nghiên cứu dược liệu thuộc Bộ y tế cấp Giấy chứng nhận về chất lượng quả (do tổ chức ICRAF tài trợ), đây chính là thế mạnh làm cơ sở để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá hình ảnh về Sơn tra tại hai huyện vùng cao của tỉnh. Do vậy cần đẩy mạnh thực hiện liên doanh liên kết trong sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm quả Sơn tra an toàn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ quả Sơn tra rộng khắp cả nước. Ưu tiên hỗ trợ các dự án liên kết theo chuỗi giá trị Sơn tra theo chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.


     Các câu hỏi khác
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  •        đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào
  •        Đối tượng nào được giao rừng không thu tiền sử dụng theo Luật lâm nghiệp
  •        Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không.
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập