• Loading...
 

xã tôi phát hiện hộ gia đình ông A đã tự ý chặt bỏ cây trong rừng phòng hộ để mang giống bưởi vào đó trồng trang trại? Xin hỏi như vậy Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Câu hỏi:

  •         Tôi hiện nay đang sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Các hộ dân trong bản tôi sinh sống đều được phân giao cho trông giữ rừng phòng hộ và được nhận tiền bảo vệ rừng hàng năm. Tuy nhiên trong năm vừa qua xã tôi phát hiện hộ gia đình ông A đã tự ý chặt bỏ cây trong rừng phòng hộ để mang giống bưởi vào đó trồng trang trại? Xin hỏi như vậy Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

  • Câu trả lời:
       

     Trả lời

    Câu hỏi của Bác, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    1. Ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không

    *. Trường hợp 1: Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản quy định về vấn đề khai thác trái phép tài nguyên rừng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    “Điều 232. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản 

    1.189 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    2.190 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    3.191 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a)192 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    b)193 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

    c)194 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    Như vậy: Trường hợp này cần xem xét cây rừng phòng hộ thuộc nhóm nào và sản lượng gỗ bị khai thác trái phép là bao nhiêu để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt vi phạm hành chính hành vi khai thác trái phép rừng phòng hộ. Do thông tin cung cấp chưa đủ nên bạn căn cứ quy định ở trên để xác định.

    1.    Trường hợp 2: Xử phạt vi phạm hành chính

    Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành về tội phạm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13, Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp với các mức như sau:

    “Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật

    Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

    2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:

    a) Đối với gỗ loài thông thường:

    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3 đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

    b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;

    Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.

    c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

    Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

    Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

    8. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

    b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

    c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:

    Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

    Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

    Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên;

    Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;

    d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.

    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.”

    * Kết luận: Tùy thuộc vào tình tiết vụ việc để xác định mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Hình sự theo quy định trên.

    2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp:

    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

    - Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

    b) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

    c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

    - Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

    b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

    c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

    d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

    đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    e) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

    g) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;

    h) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;

    i) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;

    k) Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;

    l) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;

    m) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    n) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    o) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

    Trần Văn Lâm – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  •        đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào
  •        Đối tượng nào được giao rừng không thu tiền sử dụng theo Luật lâm nghiệp
  •        Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không.
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập