• Loading...
 

Tại diện tích rừng sản xuất 4.400 m2 của gia đình tôi đang trồng keo đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (thời hạn 50 năm). Nay tại khu vực rừng này, gia đình tôi có nguyện vọng làm nhà ở và gia đình tôi đã san ủi 500 m2 để sử dụng vào mục đích khác. Trong quá trình san ủi Hạt kiểm lâm sở tại và UBND xã đã đến lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình tôi. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND ký, mức phạt gia đình tôi phải nộp là 2.500.000 đồng Vậy xin quý cơ quan vui lòng cho biết việc làm của Hạt kiểm lâm, Chủ tịch UBND xã sở tại như vậy là đúng không. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt hay không? Sau khi xử phạt vi phạm hành chính song tôi có phải làm chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất ở không vì hiện nay chưa có cơ quan cấp tỉnh xác lập đây là đất lâm nghiệp.

Câu hỏi:

  •         Câu 3: (Công dân giấu tên, địa chỉ) Tại diện tích rừng sản xuất 4.400 m2 của gia đình tôi đang trồng keo đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (thời hạn 50 năm). Nay tại khu vực rừng này, gia đình tôi có nguyện vọng làm nhà ở và gia đình tôi đã san ủi 500 m2 để sử dụng vào mục đích khác. Trong quá trình san ủi Hạt kiểm lâm sở tại và UBND xã đã đến lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình tôi. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND ký, mức phạt gia đình tôi phải nộp là 2.500.000 đồng Vậy xin quý cơ quan vui lòng cho biết việc làm của Hạt kiểm lâm, Chủ tịch UBND xã sở tại như vậy là đúng không. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt hay không? Sau khi xử phạt vi phạm hành chính song tôi có phải làm chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất ở không vì hiện nay chưa có cơ quan cấp tỉnh xác lập đây là đất lâm nghiệp. Trân trọng cảm ơn./.

  • Câu trả lời:
       
    Trả lời: 
    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:
    1. Mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
    Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất rừng sản xuất thời hạn sử dụng là 50 năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng gia đình bạn đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở với diện tích 500m2. Trong quá trình san ủi Hạt kiểm lâm sở tại phối hợp với UBND xã đã đến lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình bạn. Gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất lâm nghiệp. Gia đình bạn muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng của gia đình bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
    Theo quy định tại Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 35/NĐ-CP ngày 25/4/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp với diện tích dưới 800 m2 đồng, mức xử phạt từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng.
    Sau khi xử phạt vi phạm hành chính, gia đình bạn muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải gửi đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều kiện để gia đình bạn được phép chuyển mục đích theo quy định tại điều 19 Luật Lâm nghiệp và các quy định của Luật Đất đai. 
    2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã
    Theo Điều 38 Luật xử phạt vi phạm hành chính "Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
    a) Phạt cảnh cáo
    b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
    ..."
    Theo Khoản 1, Điều 27 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã trong lĩnh vực lâm nghiệp như sau:
    “Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 5.000.000 đồng;
    d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”
    Như vậy, Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã là đúng thẩm quyền.
     
    Trần Văn Lâm – Phòng Quản lý và Phát triển rừng
     

     Các câu hỏi khác
  •        Những quy định mới nhất về với việc quản lý chất lượng với giống của loài cây trồng lâm nghiệp
  •        Vậy cho tôi hỏi hành vi này của ông A sẽ bị xử lý như thế nào
  •        hoạt động lâm nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến du lịch sinh thái
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập