• Loading...
 
Công tác Quản lý bảo vệ rừng, Bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Ngày xuất bản: 20/12/2022 12:00:00 SA
1198: view

              Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các đồi, núi thấp có độ cao trung bình từ 600-700 m so với mặt nước biển. Ngoài ra, Khu BTTN Nà Hẩu còn phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn. Tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân trong vùng đệm khu bảo tồn, phù hợp với mục tiêu bảo tồn.

           Trong năm 2022 được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và sự vào cuộc tích cực của chính quyền các xã nằm trong khu bảo tồn công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên trong khu bảo tồn đã từng bước đi vào nề nếp. Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc đã của cấp trên đã kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Hạt Kiểm lâm Văn Yên (Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu) ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng tự nhiên đặc dụng cho 13 nhóm hộ và cộng đồng thôn, bản đủ điều kiện nhận khoán trên địa bàn 04 xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Ủy ban nhân dân các xã có diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất đã ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn bản, các nhóm hộ đủ điều kiện nhận khoán. Qua việc khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư sống gần rừng tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, tự nhiên đặc dụng đang được bảo vệ tốt, riêng diện tích rừng sản xuất vẫn xảy ra tình trạng lấn chiếm, phát phá. 

           Tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới và tầm quan trọng của rừng, của công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên cho người dân bằng nhiều hình thức ngắn, gọn, dễ hiểu. Phối hợp với Trung tâm truyền thông và văn hóa huyện đưa các tin, bài về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện nói chung, tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.đặc biệt là tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Tiến hành in ấn và cấp phát 3.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền PCCCR cho các chủ rừng trên địa bàn. Đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR tới 2.000 hộ dân sống gần rừng; Xây dựng 02 bản tin công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Chỉ đạo và phối hợp với Đài truyền thanh các xã và hệ thống loa truyền thanh cơ sở tổ chức tốt việc tuyên truyền công tác Quản lý bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn.

Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các bộ phận chuyện môn, chưng tập cán bộ tại các địa bàn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của huyện, UBND xã Phong Dụ Thượng tổ chức thành công cuộc diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại xã Phong Dụ Thượng đạt kết quả xuất sắc.

Phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Ủy ban nhân dân các xã có diện tích nằm trong lưu vực có cung ứng DVMTR rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả môi trường rừng năm 2022 làm cơ sở để tiến hành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022. Huyện có 08 xã được chi trả dịch vụ môi trường rừng là Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Ngòi A, Viễn Sơn, Đại Sơn, Đại Phác với tổng diện tích theo kế hoạch được chi trả là 12.816,65 ha. Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch tiến hành thẩm định phương án quản lý bảo vệ rừng và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các xã thực hiện.

Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được quan tâm, chú trọng từ công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đơn giá chi trả được nâng lên so với những năm trước tạo động lực và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nhóm hộ và cộng đồng thôn, bản nơi có rừng.

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

- Ban quản lý tiếp tục phối hợp với Quỹ bảo vệ rừng tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trường đúng thủ tục cho người dân.

- Trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng, chính quyền địa phương luôn đóng một vai trò quan trọng là cầu nối đưa các chính sách vào thực tiễn. Năm 2023 Ban quản lý tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn về công tác Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Quản lý lâm sản, Phòng cháy, chữa cháy rừng, Phát triển rừng cho Chính quyền địa phương các xã trong và vùng đệm Khu bảo tồn.

+ Cần thường xuyên tiến hành các Hội nghị giao ban hàng quý với chính quyền địa phương các xã trong khu bảo tồn, nhằm góp phần nâng cao mối liên hệ thường xuyên và liên tục giữa ban quản lý và chính quyền địa phương, từ đó cũng thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm duy trì công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đang dạng sinh học trong khu bảo tồn. Đồng thời cần có biện pháp xử lý nghiêm với đối tượng vi phạm.

- Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ Ban quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Hoàn thiện Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra. Nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng quy định và chi trả tiền cho các hộ nhận khoán.

 

Đặng Thị Thanh Mai – Phòng Quản lý và Phát triển rừng

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập