• Loading...
 

Việt Nam có tham gia vào Công ước CITES nhưng tôi vẫn chưa rõ ở Việt Nam hiện có những văn bản nào cụ thể hoá hoặc thực hiện Công ước CITES một cách đồng bộ

Câu hỏi:

  •         Tôi là Trịnh Thị Quý – đang sinh sống tại Thị Trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Qua báo, đài tôi được biết Việt Nam có tham gia vào Công ước CITES nhưng tôi vẫn chưa rõ ở Việt Nam hiện có những văn bản nào cụ thể hoá hoặc thực hiện Công ước CITES một cách đồng bộ?

  • Câu trả lời:
       

     Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

     Việt Nam là thành viên của Công ước CITES từ năm 1994, Việt Nam đã, đang và luôn là thành viên tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả Công ước CITES, đặc biệt là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá và thực hiện Công ước CITES một cách đồng bộ. Có thể liệt kê ra các văn bản sau:

    - Luật Điều ước quốc tế;

    - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

    - Luật Lâm nghiệp năm 2017;

    - Luật Thuỷ sản năm 2017;

    - Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

    - Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp;

    - Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

    - Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP;

    - Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP ngày 5/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.


     Các câu hỏi khác
  •        Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.
  •        Về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp có khả năng kháng chịu sâu bệnh và chống chịu gió bão tốt, cho năng xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
  •        Những năm gần đây cây Quế là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số địa phương trong tỉnh, dẫn đến hiện tượng phát triển nóng về diện tích quế. Là lãnh đạo, quản lý trong ngành lâm nghiệp, anh chị có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề trên?
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập