• Loading...
 

Vi phạm Luật Lâm nghiệp

Câu hỏi:

  •         Hiện nay tôi đang sinh sống tại huyện Yên Bình. Tôi có 3 ha rừng trồng keo, Tháng 4 năm 2019 tôi có khai thác trắng 1,5 ha. Từ đó đến nay, tôi chưa trồng lại rừng. Vì vậy Kiểm lâm địa bàn xã tôi đang sinh sống đã vận động tôi nhanh chóng khẩn trương trồng lại rừng, và nói tôi đang vi phạm Luật Lâm nghiệp, nếu không trồng lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính? Tôi xin hỏi Chi cục Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn giải thích vậy có đúng không? Quy định cụ thể xử phạt như thế nào?

  • Câu trả lời:
       

    Câu hỏi của Bác, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau:

    Căn cứ vào Điều 16, Nghị định số 35/2019/NĐ – CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì: Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

    Quy định cụ thể về xử phạt căn cứ vào điểm đ khoản 2; điểm đ khoản 3, điểm g khoản 4, điểm h khoản 5 của Điều 16, Nghị định số 35/2019/NĐ – CP ngày 25/4/2019 quy định

    - Điểm đ khoản 2: Phạt tiền từ  300.000 đồng đến 500.000 đồng  đối với hành vi chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích dưới 01 ha.

    - Điểm đ khoản 3: Phạt tiền từ  500.000 đồng đến 1.000.000 đồng  đối với hành vi chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích  từ 01 ha đến dưới 03 ha.

    - Điểm g khoản 4: Phạt tiền từ  1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng  đối với hành vi chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích  từ 03 ha đến dưới 10 ha.

    - Điểm h khoản 5: Phạt tiền từ  1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng  đối với hành vi chủ rừng không hực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.

    Như vậy: Bác đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp đến mức xử lý vi phạm hành chính (vì bác bỏ 01 vụ trồng rừng liên tiếp). Chi cục Kiểm lâm yêu cầu hộ gia đình bác trồng lại rừng vào vụ Thu năm 2020.


     Các câu hỏi khác
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  •        Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập