Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Câu hỏi:
Câu hỏi của bác chúng tôi trả lời như sau:
1. Đối với hành vi khai thác không trồng lại rừng mà tiến hành thuê máy múc, san ủi mặt bằng để dựng nhà:
Hành vi khai thác không trồng lại rừng mà tiến hành thuê máy múc, san,ủi, đào bới làm thay đổi hình thái tự nhiên của đất rừng khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
a. Trước hết, hành vi san gạt đất rừng của bác vi phạm vào Điều 12, Nghị định 35/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Bác chưa thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (cụ thể là đất ở nông thôn).
b. Khi san gạt Bác đã còn vi phạm như sau:
Trường hợp hành vi san, ủi, đào bới khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây thiệt hại đến rừng (thiệt hại gây ra đối với cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật rừng) thì áp dụng quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp để xử lý vi phạm.
- Trường hợp hành vi san,ủi, đào bới khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây thiệt hại đến đất rừng nhưng không thiệt hại đến rừng theo quy định tại điều 20 Nghị định số 35/209/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ thì áp dụng quy định tại Điều 7 Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để xử lý vi phạm.
- Trường hợp hành vi san,ủi, đào bới khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây thiệt hại đến rừng hoặc đất rừng vượt khung xử lý vi phạm hành chính thì xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
2. Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Bác muốn thực hiện hoạt động san, ủi, dựng nhà cho con phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo các Điều 19, 20 Luật Lâm nghiệp; Điều 41, 42 Nghị định 156/2018/NĐ – CP ngày 16/11/2018 Của Thủ tướng chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Về thủ tục cần chuẩn bị các hồ sơ:
+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ
+ Thành phần hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị của chủ đầu tư
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo mẫu.
3. Văn bản thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của các cơ quan có liên quan.
- Về nơi nộp hồ sơ: Hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đổi đất rừng sản xuất sang mục đích khác sẽ nộp hồ sơ tại UBND huyện.
Như vậy Cán bộ địa chính – nông lâm xã, cán bộ Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn bác đã đúng. Nếu bác tiếp tục san gạt mặt thì bác có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến cây trồng chưa thành rừng và sẽ bị xử lý theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ – CP.
Thời điểm hiện nay, bác chưa được phép san ủi đất rừng để dựng nhà mà phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (ở đây cụ thể chuyển sang đất ở nông thôn). Có vấn đề gì chưa hiểu trong khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, bác có thể tìm cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã để được hướng dẫn cụ thể hơn.