• Loading...
 

quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được lập dựa trên những căn cứ nào, những nội dung chính của quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

Câu hỏi:

  •         Qua báo đài tôi được biết đến những quy hoạch như Quy hoạch tỉnh Yên Bái, Quy hoạch phòng chống thiên tai và thuỷ lợi, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia… Tôi thấy điểm chung của các quy hoạch này là thời kỳ quy hoạch là giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Vậy tôi xin hỏi Chi cục Kiểm lâm là quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được lập dựa trên những căn cứ nào, những nội dung chính của quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể.

  • Câu trả lời:
       

     Trả lời:

    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm. Lâm nghiệp cấp quốc gia được lập dựa trên các căn cứ:

    1. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp

    Theo Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp như sau:

    “1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

    a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;

    b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;

    c) Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

    d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;

    đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

    2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

    a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;

    b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

    c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương”.

    Theo quy định trên, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia. Đồng thời quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.

    2. Những nội dung chính của quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nội dung quy hoạch lâm nghiệp như sau:

    “2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;

    b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;

    c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;

    d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;

    đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;

    e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

    g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;

    h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;

    i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch”.

    Như vậy, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên. Trong đó có nội dung thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết. Nội dung về đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động.Và dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp.

    Nguyễn Thị Kim Phượng – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  •        sau khi khai thác trên diện tích đất rừng trồng thuộc sở hữu của gia đình nếu vô ý gây cháy lan khiến rừng trồng keo năm thứ 4 nhà hàng xóm bị cháy rụi thì có vi phạm pháp luật không
  •        đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào
  •        Đối tượng nào được giao rừng không thu tiền sử dụng theo Luật lâm nghiệp
  •        Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không.
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập