• Loading...
 

điều kiện an toàn về phòng cháy đối với các khu rừng.

Câu hỏi:

  •          Tôi tên Sùng A Rùa, hiện đang sinh sống tại bản Chế Tạo, xã Chế Tạo. Tôi là một hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. Tôi muốn hỏi quý cơ quan điều kiện an toàn về phòng cháy đối với các khu rừng. Tôi xin chân thành cảm ơn

  • Câu trả lời:
       

     

    Trả lời:

    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau:

    Tại Điều 47 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định:

    1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng

    a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;

    b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;

    c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;

    d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;

    đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

    e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.

    3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:

    a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;

    b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;

    c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.

    4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.

    Nguyễn Đức Toàn– Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Những quy định mới nhất về với việc quản lý chất lượng với giống của loài cây trồng lâm nghiệp
  •        Vậy cho tôi hỏi hành vi này của ông A sẽ bị xử lý như thế nào
  •        Tại diện tích rừng sản xuất 4.400 m2 của gia đình tôi đang trồng keo đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (thời hạn 50 năm). Nay tại khu vực rừng này, gia đình tôi có nguyện vọng làm nhà ở và gia đình tôi đã san ủi 500 m2 để sử dụng vào mục đích khác. Trong quá trình san ủi Hạt kiểm lâm sở tại và UBND xã đã đến lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình tôi. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND ký, mức phạt gia đình tôi phải nộp là 2.500.000 đồng Vậy xin quý cơ quan vui lòng cho biết việc làm của Hạt kiểm lâm, Chủ tịch UBND xã sở tại như vậy là đúng không. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt hay không? Sau khi xử phạt vi phạm hành chính song tôi có phải làm chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất ở không vì hiện nay chưa có cơ quan cấp tỉnh xác lập đây là đất lâm nghiệp.
  •        hoạt động lâm nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến du lịch sinh thái
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập