• Loading...
 

Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

    Trả lời:

    Tre măng Bát độ là loại tre sinh trưởng phát triển tốt, được trồng chủ yếu để lấy măng, cho năng suất cao, thời gian cho sản phẩm dài, chất lượng măng ngon và có giá trị cao để xuất khẩu.

    Tre măng Bát độ hiện là một trong các loại cây lâm nghiệp chủ lực, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển tại Yên Bái, hiện nay được trồng nhiều ở các huyện như Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình và một số xã vùng ngoài huyện Văn Chấn với quy mô khoảng 5.000 ha, trong đó huyện Trấn Yên trồng khoảng 3.500 ha là huyện có diện tích tre măng Bát độ lớn nhất tỉnh (chiếm 70% diện tích Tre măng Bát độ toàn tỉnh). Thời gian qua, cây tre măng Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân của nhiều xã vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Với chủ trương của tỉnh Yên Bái là từng bước xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa măng tre Bát độ tập trung, tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Từng bước gắn vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ.

    Để phát triển vùng nguyên liệu, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, tỉnh Yên Bái đã có chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân trồng và tham gia liên kết chuỗi. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị này. Giai đoạn 2016-2020, chính sách hỗ trợ tập trung phát triển về quy mô, diện tích, tuy nhiên trong giai đoạn 2021-2025, chính sách đã tập trung đi sâu vào hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị. Các dự án sản xuất măng tre Bát độ theo chuỗi giá trị được hỗ trợ chi phí đánh giá, xác định vùng nguyên liệu, xây dựng phương án chuỗi liên kết; chi phí mua cây giống để trồng mới; chi phí thiết kế mẫu, mác, bao bì sản phẩm; chi phí các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước... nhằm tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm măng tre Bát độ tỉnh Yên Bái, với mức hỗ trợ lên tới 600 triệu đồng/dự án.

    Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về giá trị, hiệu quả kinh tế của cây tre măng Bát độ tới người dân; vận động người dân chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây tre măng Bát độ; xây dựng các mô hình canh tác tre măng Bát độ thâm canh, bền vững để người dân tham quan, học tập; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng cây tre măng Bát độ theo hướng bền vững, cho năng suất cao, cũng như kỹ thuật thu hoạch, sơ chế măng đảm bảo chất lượng; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết ký kết hợp đồng lâu dài với các hộ trồng măng, ký cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định để người dân yên tâm sản xuất.

    Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã dần hình thành chuỗi giá trị sản xuất măng tre Bát độ, góp phần xây dựng và phát triển vùng tre Bát độ tập trung, bền vững. Đồng thời, việc liên kết chặt chẽ “04 nhà” trong chuỗi giá trị sản xuất cũng đang từng bước giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và với cây tre măng Bát độ nói riêng./.


     


     Các câu hỏi khác
  •       
  •        Về đề nghị phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng
  •        Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.
  •        Về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp có khả năng kháng chịu sâu bệnh và chống chịu gió bão tốt, cho năng xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
  •        Những năm gần đây cây Quế là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số địa phương trong tỉnh, dẫn đến hiện tượng phát triển nóng về diện tích quế. Là lãnh đạo, quản lý trong ngành lâm nghiệp, anh chị có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề trên?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập