• Loading...
 

Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

     Ngày 09 tháng 01 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

    - Về đối tượng áp dụng: Điều 2, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

    - Điều kiện được hỗ trợ: Điều 04, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Đối với thiên tai phải được Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận; Đối với dịch bệnh, trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch.

    - Mức hỗ trợ: Điểm a, khoản 2, Điều 05, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, được hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% -70%, được hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

    Như vậy: Theo quy định chỉ hỗ trợ cho hộ nông dân (trong đó có người trồng rừng thuộc đối tượng nhận khoán hoặc liên doanh trồng rừng với các doanh nghiệp). Còn các đối tượng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (Công ty lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn...) không thuộc diện được hỗ trợ.

    Về đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ:

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét sử dụng kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 70, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai không nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Sở Tài chính chủ trì, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 02/2017/CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.



     Các câu hỏi khác
  •        Những quy định mới nhất về với việc quản lý chất lượng với giống của loài cây trồng lâm nghiệp
  •        Vậy cho tôi hỏi hành vi này của ông A sẽ bị xử lý như thế nào
  •        Tại diện tích rừng sản xuất 4.400 m2 của gia đình tôi đang trồng keo đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (thời hạn 50 năm). Nay tại khu vực rừng này, gia đình tôi có nguyện vọng làm nhà ở và gia đình tôi đã san ủi 500 m2 để sử dụng vào mục đích khác. Trong quá trình san ủi Hạt kiểm lâm sở tại và UBND xã đã đến lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình tôi. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND ký, mức phạt gia đình tôi phải nộp là 2.500.000 đồng Vậy xin quý cơ quan vui lòng cho biết việc làm của Hạt kiểm lâm, Chủ tịch UBND xã sở tại như vậy là đúng không. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt hay không? Sau khi xử phạt vi phạm hành chính song tôi có phải làm chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất ở không vì hiện nay chưa có cơ quan cấp tỉnh xác lập đây là đất lâm nghiệp.
  •        hoạt động lâm nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến du lịch sinh thái
  •        xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập