• Loading...
 

đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào

Câu hỏi:

  •         Tôi là Vàng Súa Lử, cán bộ xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên. Xã tôi đang nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Nhưng tôi vẫn chưa rõ rừng đặc dụng bao gồm có những loại gì? Quy định về việc sử dụng rừng đặc dụng cần phải tuân theo những quy định thế nào? Xin Chi cục Kiểm lâm giải đáp cho tôi.

  • Câu trả lời:
       

     

    Câu hỏi của anh Vàng Súa Lử, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    1. Rừng đặc dụng là gì?

    Theo khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

    - Vườn quốc gia;

    - Khu dự trữ thiên nhiên;

    - Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

    - Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

    2. Quy định về sử dụng rừng đặc dụng

    Việc khai thác, sử dụng lâm sản trong rừng đặc dụng được thực hiện theo quy định Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

    *  Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh

    - Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;

    - Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;

    - Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    * Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan

     

    - Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    * Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

    - Được khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác;

    - Được khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Được khai thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    * Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia

    - Được khai thác vật liệu giống;

    - Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác;

    - Được khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.

    Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.

    3. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng

    3.1. Quyền của ban quản lý rừng đặc dụng

    Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền sau đây:

    - Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017;

    - Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017;

    - Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017;

    - Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    - Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế. 

    (Khoản 1 Điều 75Luật Lâm nghiệp 2017)

    3.2. Nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng

    Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:

    - Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017;

    - Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;

    - Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 54 Luật Lâm nghiệp 2017;

    - Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

    Nguyễn Đức Toàn– Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Về đề nghị phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng
  •        Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.
  •        Về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp có khả năng kháng chịu sâu bệnh và chống chịu gió bão tốt, cho năng xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
  •        Những năm gần đây cây Quế là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số địa phương trong tỉnh, dẫn đến hiện tượng phát triển nóng về diện tích quế. Là lãnh đạo, quản lý trong ngành lâm nghiệp, anh chị có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề trên?
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập