• Loading...
 
Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Ngày xuất bản: 26/10/2023 9:38:00 SA
391: view

Trước yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên còn lại và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm, ngày 09 tháng 10 năm 2006 UBND tỉnh Yên bái đã ban hành Quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Với vai trò bảo tồn và duy trì các mẫu chuẩn tự nhiên, duy trì môi trường sống tự nhiên của các loài, nhóm loài, quần thể sinh vật đặc trưng có sự tác động phù hợp của con người, bảo vệ nguồn gen và các thắng cảnh có tầm quan trọng quốc gia về khoa học, giáo dục, giải trí và du lịch sinh thái; Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn; Tạo điều kiện cải tạo đời sống của người dân sống trong và vùng đệm khu bảo tồn, phù hợp với mục tiêu bảo tồn; Bảo tồn bền vững các hệ sinh thái và các loài bằng các biện  pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và bảo đảm sự sống lâu dài của các loài động vật nguy cấp, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các biện pháp quản lý. Trong những năm qua, Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Văn Yên và Đảng ủy, chính quyền các xã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Kết quả đạt được năm 2023

Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã làm tốt, hạn chế tối đa số vụ vi phạm Luật quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt không để xẩy ra cháy rừng tại Khu bảo tồn.

- Về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật: Năm 2023, trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có 2 vụ vi phạm và bị xử lý hành chính.

- Về mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật: Năm 2023, trong khu bảo tồn đã để xảy ra 03 vụ mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật.

- Về quản lý động vật hoang dã: Hoạt động săn bắn và đặt bẫy trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã giảm đi rõ rệt do sự nỗ lực tuyên truyền của Ban quản lý, các cán bộ kiểm lâm, các cấp các ngành, chính quyền địa phương từ đó người dân nhận ra tầm quan trọng của các loài động vật với khu bảo tồn. Bên cạnh đó nhờ hoạt động của 4 nhóm tuần tra rừng và các hộ gia đình địa phương ký kết hợp đồng bảo vệ rừng với Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải nên những năm gần đây hoạt động bảo tồn có hiệu quả cao.

- Về giao khoán bảo vệ rừng: Các diện tích rừng tự nhiên trong khu bảo tồn đã được Ban quản lý Khu bảo tồn lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn, bản nơi có rừng. Từ đó đã nêu cao vai trò trách nhiệm của toàn dân trong công tác bảo vệ rừng. Chính vì vậy trong những năm qua diện tích rừng tự nhiên trong khu bảo tồn đã được bảo vệ tốt. Cộng đồng các thôn, bản nhận khoán đã xây dựng kế hoạch, thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra các diện tích rừng nhận khoán. Diện tích giao khoán bảo vệ năm 2023 của Khu bảo tồn là 10.059 ha trong đó: diện tích khoán cho Cộng đồng dân cư thôn, bản là: 10.059,41 ha; diện tích BQL Khu bảo tồn tự bảo vệ là 374,99 ha. Tổng số hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được khoán bảo vệ rừng là 9 cộng đồng. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho công tác khoán bảo vệ rừng (từ nguồn ngân sách nhà nước; từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; từ nguồn hỗ trợ khác) trong năm 2023 là 3.597,9 triệu đồng.

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Với diện tích rừng tự nhiên lớn, nằm giáp danh với nhiều xã trong và ngoài huyện và đặc biệt nằm giáp với diện tích đất canh tác của người dân nên công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong khu bảo tồn đã được Ban quản lý đặc biệt quan tâm, chú trọng. Từ đầu mùa khô hanh Ban quản lý đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng chi tiết, cụ thể. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo các ban quản lý rừng tổ chức tuần tra, tuyên truyền cho người dân trong thôn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. trong thời gian khô hanh, nắng nóng kéo dài ban quản lý đã phân công trực 24/24h để nắm bắt và xử lý kịp thời khi cháy rừng xảy ra. Chuẩn bị tốt về con người, phương tiện, hậu cần theo đúng phương châm 4 tại chỗ. Chính vì vậy trong những năm qua trong diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Đồng thời Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã chủ động phối hợp với các xã trong khu bảo tồn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác PCCCR, cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các nhóm bảo vệ rừng về công tác PCCCR; tổ chức tuyên truyền đến người dân sống gần rừng và ven rừng về công tác PCCCR. Vì vậy, năm 2023 không có vụ cháy rừng nào xảy ra trong phạm vi quản lý của  Khu bảo tồn. 

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp: Hàng năm Ban quản lý đã tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên cho người dân sinh sống trong khu bảo tồn. Tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới và tầm quan trọng của rừng, của công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên cho người dân bằng nhiều hình thức ngắn, gọn, dễ hiểu. Phối hợp với Trung tâm truyền thông và văn hóa huyện đưa các tin, bài về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện nói chung, tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

Công tác phát triển rừng: Do điều kiện kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo tồn còn thiều vì vậy trong nhiều năm qua Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu không có các triển khai các hoạt động trồng mới rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

Để có được những kết quả nêu trên, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã phải khắc phục những khó khăn như: (1) Người dân sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn chủ yếu là dân tộc H’Mông trình độ dân trí còn chưa cao, thiếu đất để canh tác, trong khi đó chủng loại gỗ rừng tự nhiên quý hiếm còn nhiều làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thiết yếu của người dân phải có đất để canh tác, khai thác sử dụng gỗ để làm nhà và đồ gia dụng ngày càng tăng cao;  (2) Đầu tư cho Khu bảo tồn còn hạn chế, thiếu các dự án phát triển vùng đệm. Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể. Chủ yếu mới chi bố trí cho khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Kinh phí đầu tư cho hoạt động của Ban quản lý và nghiên cứu khoa học gần như là không có, cơ sở vật chất thiếu thốn do vậy các hoạt động trong khu bảo tồn còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ rừng bền vững; (3) Áp lực về dân số ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên tăng nhanh; đòi hỏi về nhu cầu đất ở, đất sản xuất và khai thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng trong cộng đồng chức cao nên vẫn tiếp tục phá rừng, tiếp tay làm thuê cho đầu lậu; (4) Lực lượng Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ trong khu bảo tồn rất mỏng, địa bàn hoạt động rộng, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu chưa đáp ứng được tình hình quản lý BVR như hiện nay, cần phải được quan tâm đầu tư hơn nữa; (5) Việc xử lý pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài cụ thể việc thi hành các Quyết định xử phạt hành chính rất khó thực hiện... để có được thành tích trên. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2024, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đề ra các phương hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo:

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn về công tác Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Quản lý lâm sản, Phòng cháy, chữa cháy rừng, Phát triển rừng cho Chính quyền địa phương các xã trong và vùng đệm Khu bảo tồn.

Hai là: Tiến hành triển khai các Hội nghị giao ban hàng quý với chính quyền địa phương các xã trong khu bảo tồn nhằm góp phần nâng cao mối liên hệ thường xuyên và liên tục giữa ban quản lý và chính quyền địa phương, từ đó cũng thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm duy trì công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đang dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Ba là: Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ Ban quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bốn là:  Tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra. Nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng quy định và chi trả tiền cho các hộ nhận khoán.

Đặng Thị Thanh Mai – Phòng Quản lý và Phát triển rừng

Thư viện hình ảnh

      

Thư viện video

Lượt truy cập