• Loading...
 

Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

     Ngày 09 tháng 01 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

    - Về đối tượng áp dụng: Điều 2, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

    - Điều kiện được hỗ trợ: Điều 04, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Đối với thiên tai phải được Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận; Đối với dịch bệnh, trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch.

    - Mức hỗ trợ: Điểm a, khoản 2, Điều 05, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định: Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, được hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% -70%, được hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

    Như vậy: Theo quy định chỉ hỗ trợ cho hộ nông dân (trong đó có người trồng rừng thuộc đối tượng nhận khoán hoặc liên doanh trồng rừng với các doanh nghiệp). Còn các đối tượng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (Công ty lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn...) không thuộc diện được hỗ trợ.

    Về đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ:

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét sử dụng kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 70, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

    - Đối với rừng trồng bị thiệt hại do thiên tai không nằm trong vùng, lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Sở Tài chính chủ trì, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 02/2017/CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.



     Các câu hỏi khác
  •        Về đề nghị phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng
  •        Về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp có khả năng kháng chịu sâu bệnh và chống chịu gió bão tốt, cho năng xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
  •        Những năm gần đây cây Quế là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số địa phương trong tỉnh, dẫn đến hiện tượng phát triển nóng về diện tích quế. Là lãnh đạo, quản lý trong ngành lâm nghiệp, anh chị có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề trên?
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập