• Loading...
 

lâm nghiệp và nguyên tắc hoạt động của lâm nghiệp

Câu hỏi:

  •         Tôi muốn hỏi quý cơ quan câu hỏi như sau. Năm 2019, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành, tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng về lâm nghiệp và nguyên tắc hoạt động của lâm nghiệp thì không phải công chức xã nào cũng hiểu đúng. Vì vậy, tôi mong muốn Chi cục Kiểm lâm giải đáp cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn

  • Câu trả lời:
       

     Trả lời

    Câu hỏi của Ông Hoàng Minh Hướng, Chi cục Kiểm lâm trả lời như sau:

    1. Hiểu thế nào về Lâm nghiệp

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Theo đó rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

    Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

    Chúng ta luôn biết rằng, rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc. Chính vì vậy pháp luật Việt Nam đã có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động quản lý lâm nghiệp để nhằm bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá của mẹ thiên nhiên ban tặng, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế đất nước, từ đó cũng ổn định được đời sống cho nhân dân

    2. Nguyên tắc hoạt động của Lâm nghiệp

    Khi tiến hành hoạt động lâm nghiệp cần phải đảm bảo thực hiến đầy đủ 05 nguyên tắc dưới đây:

    - Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

    - Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

    - Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.


     Các câu hỏi khác
  •        Vi phạm Luật Lâm nghiệp
  •        Chính sách của Đảng và Nhà nước để khuyến khích phát triển ngành lâm nghiệp
  •        Tại sao có nhiều khái niệm khác nhau rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng núi đất, núi đá, đất chưa có rừng…
  •        Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập