• Loading...
 

Đóng cửa rừng tự nhiên

Câu hỏi:

  •         Tôi đang sinh sống tại huyện Lục Yên. Các phương tiện thông tin đại chúng thường hay nhắc đến cụm từ “đóng cửa rừng tự nhiên”. Vậy tôi xin hỏi Chi cục Kiểm lâm: Đóng cửa rừng tự nhiên là gì, đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp nào theo quy định, Trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác chính gỗ không? Tôi xin trân trọng cảm ơn

  • Câu trả lời:
       

     

    Trả lời

    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    1. Đóng cửa rừng tự nhiên

    Đóng cửa rừng tự nhiên được giải thích tại khoản 29 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

    “Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

    Theo quy định trên, đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong trường hợp.

    Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

     “1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;

    b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.

    2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng”.

    3. Thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác gỗ chính không

    Tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;

    b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;

    c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.

    2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

    b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

    3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;

    b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường

    a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;

    b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;

    c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.

    5. Khai thác động vật rừng thông thường

    a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;

    b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.

    6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

    7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản

    Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước”.

    Theo đó, trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì không được khai thác chính gỗ.

    Đoàn Trọng Bằng – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Về đề nghị phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ kinh tế trồng rừng
  •        Về đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng khi rừng trồng trong doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh.
  •        Về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp có khả năng kháng chịu sâu bệnh và chống chịu gió bão tốt, cho năng xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
  •        Những năm gần đây cây Quế là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số địa phương trong tỉnh, dẫn đến hiện tượng phát triển nóng về diện tích quế. Là lãnh đạo, quản lý trong ngành lâm nghiệp, anh chị có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề trên?
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập