• Loading...
 

Đóng cửa rừng tự nhiên

Câu hỏi:

  •         Tôi đang sinh sống tại huyện Lục Yên. Các phương tiện thông tin đại chúng thường hay nhắc đến cụm từ “đóng cửa rừng tự nhiên”. Vậy tôi xin hỏi Chi cục Kiểm lâm: Đóng cửa rừng tự nhiên là gì, đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp nào theo quy định, Trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác chính gỗ không? Tôi xin trân trọng cảm ơn

  • Câu trả lời:
       

     

    Trả lời

    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    1. Đóng cửa rừng tự nhiên

    Đóng cửa rừng tự nhiên được giải thích tại khoản 29 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

    “Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

    Theo quy định trên, đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong trường hợp.

    Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

     “1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;

    b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.

    2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng”.

    3. Thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác gỗ chính không

    Tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;

    b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;

    c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.

    2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

    b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

    3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên

    a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;

    b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường

    a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;

    b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;

    c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.

    5. Khai thác động vật rừng thông thường

    a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;

    b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.

    6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

    7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản

    Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước”.

    Theo đó, trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì không được khai thác chính gỗ.

    Đoàn Trọng Bằng – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  •        Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập