• Loading...
 

Nguyễn Văn Tài hiện đang sinh sống tại tổ 7, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.

Câu hỏi:

  •         Tôi là Nguyễn Văn Tài hiện đang sinh sống tại tổ 7, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái. Tôi muốn mở sở nuôi con Dúi khoảng 150 con. Tôi muốn hỏi thực Dúi là động vật hoang dã mà không phải là động vật thông thường và các thủ tục pháp lý về nuôi nhốt như động vật hoang dã. Rất mong nhận được câu trả lời sớm của quý cơ quan để tôi biết thực hiện theo quy định.

  • Câu trả lời:
       

    Chào bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời bạn như sau:

       Căn cứ khoản 8, Điều 3 và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Luật Chăn nuôi, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chăn nuôi và Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) thì Dúi là loài động vật rừng thông thường. Do vậy, tổ chức, cá nhân nuôi Dúi phải thực hiện các điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP." 

    “Điều 11. Nuôi động vật rừng thông thường

    Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:

    1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;

    2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;

    3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.”


     Các câu hỏi khác
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập