• Loading...
 

Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

                  Trong những năm qua, công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần. Tuy vậy trong công tác bảo vệ rừng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập như:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nên trên địa bàn có nhiều dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý quy hoạch của ngành.

    - Một số chủ rừng chưa quan tâm, chưa có trách nhiệm cao, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tại gốc. Việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, chủ rừng một số nơi còn hình thức, chưa thường xuyên, chưa phát huy tối đa hiệu quả. Vẫn còn xảy ra tình trạng phát phá, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật, nguy cơ cháy rừng vào mùa hanh khô vẫn còn tiềm ẩn, đặc biệt là các huyện vùng cao phía Tây của tỉnh.

    - Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã được tăng cường, tuy nhiên nhận thức của một số bộ phận người dân, nhất là người đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế hoặc tuy có nhận thức nhưng do đời sống khó khăn nên vẫn tiếp tục xâm hại vào rừng.

    - Hậu cần phục vụ tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, trang bị các phương tiện cho thông tin liên lạc còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Do vậy, khi xảy ra vi phạm thì việc khắc phục và xử lý gặp nhiều khó khăn.

    - Cơ chế, chính sách cho phát triển lâm nghiệp đã được ban hành nhưng việc bố trí và cân đối nguồn lực chưa đủ, còn thiếu để thực hiện, do vậy chưa thực sự khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.


     Các câu hỏi khác
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập