• Loading...
 

Tiềm năng về rừng là rất lớn, giá trị kinh tế rừng mang lại đã giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, vậy thời gian tới ngành Kiểm lâm sẽ có những giải pháp gì để phát triển và bảo vệ rừng tận gốc

Câu hỏi:

  •         

  • Câu trả lời:
       

                 Để phát triển rừng, giúp các hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Chi cục Kiểm lâm chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một số giải pháp:

    Thứ nhất: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đặc biệt là gắn trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Thực tế đã cho thấy, ở nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên để chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở nơi đó rất thuận lợi và có hiệu quả, chất lượng tốt.

    Thứ hai: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tuyên truyền vận động người dân từ hiểu đến nghe theo, làm theo là cả một quá trình mưa dầm thầm lâu. Trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm đổi mới công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức sao cho dễ hiểu, dễ làm, nhưng phải gắn với phong tục, tập quán của người dân địa phương.

    Thứ ba: Nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ cho công chức trong lực lượng Kiểm lâm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chính đó là:

    + Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống cây lâm nghiệp. Đưa các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, các giống tiến bộ… vào trồng rừng. Thí điểm một số giống cây lâm nghiệp đa mục đích phát vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường vừa cho hiệu quả kinh tế cao như Dẻ Trùng Khánh, Mắc ca…

    + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám vào trong các hoạt động quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

              Thưa…..Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng sẽ nâng lên 65%, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt trên 500.000 m3; toàn tỉnh có trên 500 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng quy mô lớn và thu nhập từ gỗ rừng trồng đạt triệu đô. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu này bởi rừng là tài nguyên có thể tái tạo được và là tiềm năng lớn đang được tỉnh khai thác. Tuy nhiên nếu không có sự chung tay của người dân trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ rừng, đặc biệt là khai thác rừng hợp lý thì nguồn tài nguyên này không những bị cạn kiệt mà còn bị phá hủy gây ra những hệ lụy xấu tới đời sống con người. Vì vậy ngay lúc này chúng ta hãy  tích cực hưởng ứng, thực hiện trồng mới 1 tỷ cây xanh do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động đầu năm để những cánh rừng được nối tiếp và mãi thêm xanh. 


     Các câu hỏi khác
  •        Giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm Sơn tra trên địa bàn tỉnh?
  •        Thời gian qua, cây măng tre Bát độ được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều xã vùng cao của tỉnh Yên Bái. Xin ông/bà cho biết, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái đã triển khai để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm măng tre Bát độ?
  •        Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tuy nhiên việc mất rừng do chuyển mục đích sử dụng đất và do xâm lấn rừng vẫn diễn ra gây ảnh hưởng và sức ép với môi trường. Riêng trong năm 2020, diện tích mất rừng trên toàn tỉnh do xâm lấn là 28,54 ha. Huyện Văn Yên là 24,18 ha. Vậy nguyên nhân diện tích rừng bị xâm lấn là do đâu? Về vấn đề đó, Sở xử lý như thế nào? Trong thời gian tới, Sở có kế hoạch, biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên.
  •        Tỉnh Yên Bái đã và đang quy hoạch phát triển rừng tập trung, theo hướng bền vững, đặc biệt là chú trọng phát triển rừng đạt chuẩn FSC, vậy để đạt được tiêu chí này, người trồng rừng phải có đủ những điều kiện gì và tiêu chí này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
  •        Ngành Kiểm lâm đã và đang gặp phải những khó khăn gì trong công tác bảo vệ rừng
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập