• Loading...
 

Mr.

Câu hỏi:

  •         Tôi là Đặng Văn Trúc đang sinh sống tại tổ dân phố Hồng Tiến, Phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Tôi có 1 ha rừng trồng keo đến nay đã được thu hoạch. Tôi muốn hỏi Chi cục Kiểm lâm tôi có trách nhiệm gì khi khai thác gỗ rừng trồng sản xuất và nếu tôi có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì tôi bị xử phạt ra sao.

  • Câu trả lời:
       

     

    Câu hỏi của bạn, Chi cục Kiểm lâm xin trả lời như sau:

    1.    Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì?

    Trước tiên việc khai thác rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

    “Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

    1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.

    2. Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.

    3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng”.

    Nội dung trên được hướng dẫn tại Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

    “Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

    1. Khai thác gỗ rừng trồng

    a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.

    2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng

    a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;

    b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

    3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng

    a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;

    b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

    5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản

    a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản;

    b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước”.

    2. Chủ rừng có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì bị xử phạt?

    Đối với hành vi khai thác rừng trồng của chủ rừng có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể như sau:

    “Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

    b) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

    c) Người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình được hồ sơ lâm sản cho người có thẩm quyền tại thời điểm kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản”.

              Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy rằng chủ rừng có hành vi khi thác rừng trồng, cụ thể ở đây là nếu vi phạm về việc vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

    Lưu ý rằng: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).

    Trần Bá Thăng – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, chi cục kiểm lâm tỉnh có đã giải pháp hữu hiệu như thế nào để chúng ta có thể bảo vệ rừng được tận gốc thưa ông?
  •        Phong trào trồng rừng ở Yên Bái đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phương
  •        Nguyễn Văn Tài hiện đang sinh sống tại tổ 7, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
  •        Luật Lâm nghiệp.
  •        Hộ gia đình đang nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ có được sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp trong diện tích rừng nhận khoán được không?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập