• Loading...
 

Thay thế cây Thông đã trồng hơn 20 năm kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn

Câu hỏi:

  •         Tôi hiện đang là công chức xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục kiến nghị xem xét, có phương án giải quyết dứt điểm Dự án trồng rừng theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ để thay thế cây Thông đã trồng hơn 20 năm kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Đề nghị Chi cục Kiểm lâm có ý kiến trả lời tôi được biết

  • Câu trả lời:
       

     Trả lời:

    Diện tích rừng trồng Thông tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt dự án 661) do Lâm trường Văn Chấn thực hiện. Hiện đã được bàn giao cho địa phương quản lý, cụ thể là Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc trực tiếp quản lý bảo vệ diện tích rừng Thông trên.

    Để thay thế cây Thông đã trồng hơn 20 năm kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn thì phải thực hiện hoạt động khai thác rừng.

    - Về các quy định khai thác rừng:

    + Theo quy định tại khoản 2 Điều 59, Luật Lâm nghiệp: “Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.”

    + Theo khoản 1, Điều 59 Luật Lâm nghiệp quy định: “1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình”.

    + Theo Điều 8, Điều 59 Luật Lâm nghiệp, quy định chủ rừng gồm: “(1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản Điều này; (3) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”

    Đối chiếu với quy định trên Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc không phải chủ rừng, do vậy không đủ điều kiện thực hiện khai thác rừng Thông trên. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc chỉ có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ diện tich Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê theo đúng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 102 Luật Lâm nghiệp./.

    Đặng Thị Thanh Mai – Phòng Quản lý và Phát triển rừng


     Các câu hỏi khác
  •        Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, chi cục kiểm lâm tỉnh có đã giải pháp hữu hiệu như thế nào để chúng ta có thể bảo vệ rừng được tận gốc thưa ông?
  •        Phong trào trồng rừng ở Yên Bái đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phương
  •        Nguyễn Văn Tài hiện đang sinh sống tại tổ 7, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
  •        Luật Lâm nghiệp.
  •        Hộ gia đình đang nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ có được sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp trong diện tích rừng nhận khoán được không?
  • ĐẶT CÂU HỎI


      






    Thư viện hình ảnh

          

    Thư viện video

    Lượt truy cập